Danh mục

Biến chứng của thở máy

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 434.06 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổn thương nhu mô phổi do áp lực dương quá mức: Ap lực trung bình trong khí đạo cao làm giảm hồi lưu tĩnh mạch, tăng áp lực tĩnh mạch, giảm cung lượng tim.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến chứng của thở máy Biến chứng của thở máy Liên quan đến bệnh nhân: Tổn thương nhu mô phổi do áp lực dương quá mức: Ap lực trung bìnhtrong khí đạo cao làm giảm hồi lưu tĩnh mạch, tăng áp lực tĩnh mạch, giảm cunglượng tim. Hậu quả: 1. Giảm oxygen hóa mô do giảm phân phối oxy đến mô mặc dù PaO2 tăng. 2. Giảm tưới máu não gây rối loạn tri giác. Huyết áp tĩnh mạch tăng có thểgây tăng áp lực nội sọ 3. Giảm tưới máu thận: giảm lưu lượng nước tiểu 4. Rối loạn chức năng gan do tăng áp lực tĩnh mạch 5. Thiếu máu nuôi niêm mạc ruột làm giảm hấp thu dưỡng chất, tăng nguycơ nhiễm trùng và chảy máu tiêu hóa Do đó cần chú ý đảm bảo mức áp lực dương và PEEP thỏa đáng, không quámức. Liên quan đến giao diện bệnh nhân-máy thở: 1. Tuột máy khỏi bệnh nhân: Khi nghe máy báo động cần kiểm tra ngayvấn đề này 2. Nhiễm trùng phổi: Viêm phổi liên quan máy thở (VAP) thường đượcđịnh nghĩa là viêm phổi xảy ra 72 giờ sau khi đặt nội khí quản, đa số xảy ra sau 5ngày thở máy. Cần đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn, khử khuẩn thích hợp và định kỳthay thế hệ thống ống thở Liên quan máy thở: 1. Làm ẩm không thỏa đáng dẫn đến hình thành nút nhầy làm nghẹt khíđạo: Cần đảm bảo độ ẩm tương đối >70%, có thể đánh giá bằng cách thấy cónhững hạt nước đọng trên thành ống thở 2. Máy thở hỏng hóc: Thực tế đa số do lỗi người sử dụng 3. Lỗi người sử dụng máy thở 4. Tổn thương phổi do máy thở (VILI): - Chấn thương thể tích: Do dùng Vt quá cao gây dãn phổi quá mức. Phếnang bị tổn thương lan tỏa làm tăng tính thẩm của tế bào biểu mô và nội mạc mạchmáu, dẫn đến phù phổi. Phản ứng viêm tại chỗ cũng bị kích hoạt, vi khuẩn có sẵntrong phế nang có thể xâm nhập hệ đại tuần hoàn gây hội chứng suy đa cơ quan(MODS). Ở bệnh nhân có Hội chứng nguy cấp hô hấp (ARDS), nghiên cứu chothấy các thông số thở máy thỏa đáng là Vt=6 mL/kg, áp lực bình nguyên 25-30cmH2O, PEEP=10 cmH2O. - Chấn thương áp lực: Liên quan mật thiết đến tình trạng dãn phổi khu trúhơn là sự gia tăng chỉ số tuyệt đối áp lực khí đạo. Chênh áp phế nang-màng phổiquá mức gây dò khí vào mô kẽ dẫn đến tràn khí trung thất, màng phổi, màng tim,dưới da, dãn mô kẽ phổi. Chỉ định thở máy không xâm nhập qua mask CHỈ ĐỊNH - Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Phù phổi cấp do tim/huyết động không đáp ứng với các biện pháp điều trịthông thường - Giảm oxy máu trơ là chính như trong HC nguy cấp hô hấp - Cai thở máy xâm nhập CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Rối loạn tri giác - Ngưng thở - Không hợp tác - Tăng tiết khí phế quản quá mức - Có vết thương ở mặt, gãy xương mặt - Quá suy kiệt mất khả năng khạc đàm 2 áp dụng cụ thể cho thở máy xâm nhập Thở máy thể tích - Máy thở Acoma ARF-1500E, Puritan-Bennett Companion 2801 1. Cài đặt các thông số ban đầu:- Mode: A/C, SIMV. Kết hợp PEEP nếucó chỉ định - Vt = 8 mL/kg, tần số thở = 15 lần/ph. Nếu độ dãn của phổi thấp như ởbệnh nhân ARDS, cài đặt Vt = 6 mL/kg, tần số 20/ph - Tỉ lệ I:E = 1:3-1:4 - 35 cmH2O≤Ap lực đỉnh thở vào (PIP=peak inspiratory pressure) - Lưu lượng đỉnh thở vào= 50 Lpm, dạng sóng lưu lượng dốc xuống dần - Trigger/sensitivity = - 2 cmH2O - FIO2 thích hợp (tham khảo toán đồ). Nếu chưa rõ tình trạng oxygen hóamô, cài đặt trị số ban đầu = 1 tức 100% - Cài đặt chế độ thông khí nền khi ngưng thở (apnea ventilation) nếu có - Mức báo động áp lực cao = 40 cmH2O, áp lực thấp = 10 cmH2O, thôngkhí phút = 100 mL/kg 2. Nối máy vào bệnh nhân kiểm tra lồng ngực phồng lên theo nhịp thở củamáy, âm phế bào đều 2 bên. Đặt PEEP thích hợp, thường 5 cmH2O. Mức PEEP 5cmH2O giúp duy trì dung tích cặn chức năng đối≥ kháng lại sự mất PEEP sinh lýdo đặt NKQ. Cho thuốc an thần nếu cần 3. Điều chỉnh các thông số thở máy theo đáp ứng của BN, 35≤đảm bảothông khí phút khoảng 100 mL/kg, áp lực đỉnh thở vào (PIP) cmH2O. Đối vớiARDS, mức PEEP thích hợp thường là 10-15 cmH2O. Chỉnh mức báo động áp lựcthấp 10 cmH2O dưới mức áp lực đỉnh thở vào. Thở máy áp lực - Máy thở BiPAP-Vision mode S/T có thể tạm dùng để thở máy xâm nhậpqua NKQ nhưng không phải là tối ưu vì máy được thiết kế chủ yếu cho thở máykhông xâm nhập qua mask cho BN suy hô hấp nhưng còn tỉnh, còn tự thở. Trongquá trình thở máy xâm nhập, nếu thấy hiệu quả kém cần đổi sang máy thở khác. 1. Cài đặt các thông số ban đầu: - Mode: S/T - IPAP = 15 cmH2O, EPAP = 5 cmH2O, tần số thở = 15/ph (20 đối vớibệnh nhân ARDS) - Thời gian thở vào = 1s - FIO2 thích hợp. Nếu chưa rõ tình trạng oxygen hóa mô, cài đặt trị số banđầu = 1 tức 100% - IPAP Rise Time = 0,1 - Mức báo động áp lực cao (Hi P) = 40 cmH2O, áp lực thấp (Lo P) = 10cmH2O, Lo P Delay = 20s, Apnea = Disabled, Lo MintVent = Disabled, Hi Rate =40, Lo Rate = 10 2. Nối máy vào bệnh nhân, kiểm tra lồng ngực phồng lên theo nhịp thởcủa máy, âm phế bào đều 2 bên. Cho thuốc an thần nếu cần 3. Điều chỉnh các thông số thở máy theo đáp ứng của BN. Điều chỉnhIPAP tăng dần (kết hợp tăng dần EPAP với mức độ ít hơn), để đạt Vt = 8 mL/kg,thông khí phút khoảng 120 mL/kg. Mức IPAP không được vượt quá 30 cmH2O.Tăng EPAP lên một mức nếu có hiện tượng tần số thở quá nhanh do khí dò kíchhoạt máy thở. Mức chênh lệch IPAP-EPAP (= PS = mức hỗ trợ áp lực) giúp tăngVt, thải trừ CO2 tốt hơn. Đối với ARDS, mức EPAP thích hợp thường là 10-15cmH2O, Vt = 6 mL/kg. Chỉnh mức báo động Lo MinVent = 4, mức báo động áplực thấp 10 cmH2O dưới mức áp lực đỉnh thở vào (PIP). ...

Tài liệu được xem nhiều: