Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 144.11 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tăng huyết áp (THA) dẫn đến các biến chứng ở não, tim và thận thông qua 2 cơ chế, cả hai cơ chế này đều do ảnh hưởng của tăng áp lực trong động mạch. Thứ nhất là do ảnh hưởng của áp lực máu cao trên cấu trúc và chức năng của tim và mạch máu; thứ hai là do sự tiến triển của vữa xơ động mạch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) dẫn đến các biến chứng ở não, tim và thậnthông qua 2 cơ chế, cả hai cơ chế này đều do ảnh hưởng của tăng áp lựctrong động mạch. Thứ nhất là do ảnh hưởng của áp lực máu cao trên cấu trúcvà chức năng của tim và mạch máu; thứ hai là do sự tiến triển của vữa xơđộng mạch. Cơ chế đầu tiên là do hậu quả trực tiếp của huyết áp (HA), trongkhi cơ chế thứ hai là do sự tương tác với các yếu tố nguy cơ khác để gây racác bệnh tim mạch, quan trọng nhất là tăng cholesterol máu. Do vậy, đột qụyliên quan chặt chẽ với các ảnh hưởng trực tiếp của huyết áp, trong khi bệnhđộng mạch vành (ĐMV) liên quan với vữa xơ động mạch. Sự liên quan giữahuyết áp với biến cố đột qụy chặt chẽ hơn là với biến cố ĐMV. Biến chứng bệnh ĐMV Phân tích tổng hợp 61 nghiên cứu cho thấy có sự liên quan chặt chẽgiữa HA tâm thu và HA tâm trương với nguy cơ bị biến cố ĐMV ở 5 nhómtuổi từ 40-49, 50-59, 60-69, 70-79, 80-89. Nghiên cứu cho thấy cứ tăng mỗi20mmHg HA tâm thu (khi HA tâm thu thay đổi từ 115-180mmHg) và/hoặctăng mỗi 10mmHg HA tâm trương (khi HA tâm trương tăng từ 75-100mmHg) thì tăng gấp 2 lần nguy cơ. Có sự tương tác giữa các yếu tố nguycơ với nhau, do vậy mối liên quan giữa HA tâm thu và nguy cơ bệnh ĐMVcàng chặt chẽ hơn ở bệnh nhân có cholesterol máu cao hơn là các bệnh nhâncó cholesterol máu bình thường. Mặc dù đã xác định rõ ràng rằng HA là mộttrong 3 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây bệnh ĐMV (2 yếu tố nguy cơ kia làcholesterol máu cao và hút thuốc lá), nhưng người ta thấy biến chứng bệnhĐMV thường xuất hiện ở các bệnh nhân không có đầy đủ cả 3 yếu tố nguycơ này. Nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên cho thấy ở các bệnh nhân bị nhồimáu cơ tim (NMCT) tử vong và không tử vong, một trong số ba yếu tố nguycơ chủ yếu trên xuất hiện ở ít nhất 90% các trường hợp. Sự liên quan giữa nguy cơ và huyết áp ở mỗi cá thể, những người đãbị NMCT là khác nhau và đã được báo cáo cáo là có hình chữ J sau 2 nămđầu tiên bị NMCT (ví dụ có sự tăng nguy cơ nghịch thường ở các đối tượngcó HA ở mức độ thấp nhất, như dưới 110/70mmHg), nhưng với theo dõi lâudài hơn có sự liên quan thuận. Tăng tỷ lệ tử vong ở mức HA thấp hơn có thểlà một ví dụ của thuyết quan hệ nhân quả ngược, HA thấp là do tổn thươngcơ tim trầm trọng hơn. Tiền sử THA do vậy không làm tăng tỷ lệ tử vongsau NMCT, nhưng nó dự báo tái NMCT. Khuyến cáo chính thức trong điều trị bệnh nhân THA có bệnh ĐMVlà mục tiêu điều trị huyết áp dưới 140/90mmHg, trong khi giảm HA nhiềuhơn có lợi hay gây hại còn đang tranh cãi. Giả thuyết đường cong hình chữ Jlà điều được thừa nhận dựa trên sự quan sát gợi ý rằng nếu HA tâm trươngquá thấp có sự tăng nghịch thường các biến chứng. Lý do bởi vì tưới máuĐMV chủ yếu được thực hiện trong thời kỳ tâm trương, việc giảm quá nhiềuHA tâm trương ở bệnh nhân có bệnh ĐMV có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim.Một số báo cáo ủng hộ ý kiến này, bởi vì đường cong J được thấy ở bệnhNMCT cấp nhưng không thấy ở bệnh nhân đột qụy, do vậy có câu ngạn ngữrằng HA càng thấp pháo đài càng vững chắc. Phân tích một nghiên cứu gầ nđây đã khẳng định rằng có sự tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân vàNMCT ở các bệnh nhân có HA tâm trương dưới 75mmHg. Lại lần nữakhông có sự liên quan với đột qụy. Số liệu từ nghiên cứu Framingham Heartcũng ủng hộ ý kiến hiện tượng đường cong J, nhưng chỉ ở bệnh nhân có tiềnsử NMCT và có HA tâm thu cao và HA tâm trương thấp. Tại thời điểm hiệnnay, cần thận trọng tránh làm giảm quá nhiều HA tâm trương ở các bệnhnhân có bệnh ĐMV, đặc biệt là nếu HA tâm thu cao. Trong thực hành lâmsàng điều này rất khó, bởi vì khó lòng chỉ làm giảm HA tâm thu mà khônglàm ảnh hưởng đến HA tâm trương. Biến chứng suy tim Suy tim hiện nay là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện của cácbệnh nhân trên 65 tuổi, và không giống như các biến chứng khác của THA,tỷ lệ bị suy tim đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Với phụ nữ vànam giới khoảng 40 tuổi, nguy cơ bị suy tim khoảng 20% trong những nămcòn lại của cuộc đời, một con số cao đáng ngạc nhiên. Nếu đối tượng có mắcbệnh ĐMV được loại trừ thì tỷ lệ này là 11% ở nam giới và 15% ở nữ giới.HA là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu. Nguy cơ tăng gấp 2 lần ở nam giới và gấp3 lần ở nữ giới có THA so với những người có HA bình thường. 90% sốtrường hợp mới bị suy tim có tiền sử bị THA. Nguy cơ này có liên quan chặtchẽ với chỉ số HA tâm thu hơn là HA tâm trương. Điều trị bệnh THA ởngười lớn tuổi sẽ làm giảm tỷ lệ bị suy tim khoảng 50%. Trong khoảng 10 năm gần đây, có khoảng gần ½ số bệnh nhân cótriệu chứng kinh điển của suy tim nhưng chức năng tâm thu thất trái bìnhthường (EF > 50%) trên siêu âm tim. Những người này bị suy chức năngtâm trương của tim. Suy tim tâm trương chiếm khoảng 74% các trường hợpbị suy tim trong số các bệnh nhân THA. Nguyên nhân của suy tim tâmtrương là do sự thay đổi ở trong tim. Những thay đổi tiên phát trong THAxuất hiện ở động mạch ngoại biên. Bệnh nhân THA xuất hiện phì đại thấttrái và suy tim là bởi vì tăng áp lực mạch gây tăng gánh nặng cho tim haytăng hậu tải. Vì sao điều này không áp dụng được cho suy tim tâm trương?Bệnh nhân suy tim tâm trương có ĐMC cứng hơn bệnh nhân bình thường,do vậy làm tăng nhanh phản hồi sóng mạch từ ngoại biên, kết hợp với tăngáp lực tâm thu động mạch chủ trung tâm và giảm áp lực tâm trương. Yếu tốthứ hai sẽ dẫn đến giảm tưới máu ĐMV trong thời kỳ tâm trương và do vậylàm ảnh hưởng đến sự thư giãn của cơ tim. Phình động mạch chủ bụng Tỷ lệ bệnh nhân bị phình động mạch chủ (ĐMC) bụng ngày càng tănglên do số người già có mang các yếu tố nguy cơ tim mạch từ thời trung niênngày càng tăng. THA là một trong các yếu tố nguy cơ chính gây phình ĐMCbụng. Có sự liên quan giữa chỉ số HA và tỷ lệ mắc phình ĐMC bụng:khoảng 3% những người THA nhẹ có tuổi từ 60 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) dẫn đến các biến chứng ở não, tim và thậnthông qua 2 cơ chế, cả hai cơ chế này đều do ảnh hưởng của tăng áp lựctrong động mạch. Thứ nhất là do ảnh hưởng của áp lực máu cao trên cấu trúcvà chức năng của tim và mạch máu; thứ hai là do sự tiến triển của vữa xơđộng mạch. Cơ chế đầu tiên là do hậu quả trực tiếp của huyết áp (HA), trongkhi cơ chế thứ hai là do sự tương tác với các yếu tố nguy cơ khác để gây racác bệnh tim mạch, quan trọng nhất là tăng cholesterol máu. Do vậy, đột qụyliên quan chặt chẽ với các ảnh hưởng trực tiếp của huyết áp, trong khi bệnhđộng mạch vành (ĐMV) liên quan với vữa xơ động mạch. Sự liên quan giữahuyết áp với biến cố đột qụy chặt chẽ hơn là với biến cố ĐMV. Biến chứng bệnh ĐMV Phân tích tổng hợp 61 nghiên cứu cho thấy có sự liên quan chặt chẽgiữa HA tâm thu và HA tâm trương với nguy cơ bị biến cố ĐMV ở 5 nhómtuổi từ 40-49, 50-59, 60-69, 70-79, 80-89. Nghiên cứu cho thấy cứ tăng mỗi20mmHg HA tâm thu (khi HA tâm thu thay đổi từ 115-180mmHg) và/hoặctăng mỗi 10mmHg HA tâm trương (khi HA tâm trương tăng từ 75-100mmHg) thì tăng gấp 2 lần nguy cơ. Có sự tương tác giữa các yếu tố nguycơ với nhau, do vậy mối liên quan giữa HA tâm thu và nguy cơ bệnh ĐMVcàng chặt chẽ hơn ở bệnh nhân có cholesterol máu cao hơn là các bệnh nhâncó cholesterol máu bình thường. Mặc dù đã xác định rõ ràng rằng HA là mộttrong 3 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây bệnh ĐMV (2 yếu tố nguy cơ kia làcholesterol máu cao và hút thuốc lá), nhưng người ta thấy biến chứng bệnhĐMV thường xuất hiện ở các bệnh nhân không có đầy đủ cả 3 yếu tố nguycơ này. Nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên cho thấy ở các bệnh nhân bị nhồimáu cơ tim (NMCT) tử vong và không tử vong, một trong số ba yếu tố nguycơ chủ yếu trên xuất hiện ở ít nhất 90% các trường hợp. Sự liên quan giữa nguy cơ và huyết áp ở mỗi cá thể, những người đãbị NMCT là khác nhau và đã được báo cáo cáo là có hình chữ J sau 2 nămđầu tiên bị NMCT (ví dụ có sự tăng nguy cơ nghịch thường ở các đối tượngcó HA ở mức độ thấp nhất, như dưới 110/70mmHg), nhưng với theo dõi lâudài hơn có sự liên quan thuận. Tăng tỷ lệ tử vong ở mức HA thấp hơn có thểlà một ví dụ của thuyết quan hệ nhân quả ngược, HA thấp là do tổn thươngcơ tim trầm trọng hơn. Tiền sử THA do vậy không làm tăng tỷ lệ tử vongsau NMCT, nhưng nó dự báo tái NMCT. Khuyến cáo chính thức trong điều trị bệnh nhân THA có bệnh ĐMVlà mục tiêu điều trị huyết áp dưới 140/90mmHg, trong khi giảm HA nhiềuhơn có lợi hay gây hại còn đang tranh cãi. Giả thuyết đường cong hình chữ Jlà điều được thừa nhận dựa trên sự quan sát gợi ý rằng nếu HA tâm trươngquá thấp có sự tăng nghịch thường các biến chứng. Lý do bởi vì tưới máuĐMV chủ yếu được thực hiện trong thời kỳ tâm trương, việc giảm quá nhiềuHA tâm trương ở bệnh nhân có bệnh ĐMV có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim.Một số báo cáo ủng hộ ý kiến này, bởi vì đường cong J được thấy ở bệnhNMCT cấp nhưng không thấy ở bệnh nhân đột qụy, do vậy có câu ngạn ngữrằng HA càng thấp pháo đài càng vững chắc. Phân tích một nghiên cứu gầ nđây đã khẳng định rằng có sự tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân vàNMCT ở các bệnh nhân có HA tâm trương dưới 75mmHg. Lại lần nữakhông có sự liên quan với đột qụy. Số liệu từ nghiên cứu Framingham Heartcũng ủng hộ ý kiến hiện tượng đường cong J, nhưng chỉ ở bệnh nhân có tiềnsử NMCT và có HA tâm thu cao và HA tâm trương thấp. Tại thời điểm hiệnnay, cần thận trọng tránh làm giảm quá nhiều HA tâm trương ở các bệnhnhân có bệnh ĐMV, đặc biệt là nếu HA tâm thu cao. Trong thực hành lâmsàng điều này rất khó, bởi vì khó lòng chỉ làm giảm HA tâm thu mà khônglàm ảnh hưởng đến HA tâm trương. Biến chứng suy tim Suy tim hiện nay là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện của cácbệnh nhân trên 65 tuổi, và không giống như các biến chứng khác của THA,tỷ lệ bị suy tim đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Với phụ nữ vànam giới khoảng 40 tuổi, nguy cơ bị suy tim khoảng 20% trong những nămcòn lại của cuộc đời, một con số cao đáng ngạc nhiên. Nếu đối tượng có mắcbệnh ĐMV được loại trừ thì tỷ lệ này là 11% ở nam giới và 15% ở nữ giới.HA là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu. Nguy cơ tăng gấp 2 lần ở nam giới và gấp3 lần ở nữ giới có THA so với những người có HA bình thường. 90% sốtrường hợp mới bị suy tim có tiền sử bị THA. Nguy cơ này có liên quan chặtchẽ với chỉ số HA tâm thu hơn là HA tâm trương. Điều trị bệnh THA ởngười lớn tuổi sẽ làm giảm tỷ lệ bị suy tim khoảng 50%. Trong khoảng 10 năm gần đây, có khoảng gần ½ số bệnh nhân cótriệu chứng kinh điển của suy tim nhưng chức năng tâm thu thất trái bìnhthường (EF > 50%) trên siêu âm tim. Những người này bị suy chức năngtâm trương của tim. Suy tim tâm trương chiếm khoảng 74% các trường hợpbị suy tim trong số các bệnh nhân THA. Nguyên nhân của suy tim tâmtrương là do sự thay đổi ở trong tim. Những thay đổi tiên phát trong THAxuất hiện ở động mạch ngoại biên. Bệnh nhân THA xuất hiện phì đại thấttrái và suy tim là bởi vì tăng áp lực mạch gây tăng gánh nặng cho tim haytăng hậu tải. Vì sao điều này không áp dụng được cho suy tim tâm trương?Bệnh nhân suy tim tâm trương có ĐMC cứng hơn bệnh nhân bình thường,do vậy làm tăng nhanh phản hồi sóng mạch từ ngoại biên, kết hợp với tăngáp lực tâm thu động mạch chủ trung tâm và giảm áp lực tâm trương. Yếu tốthứ hai sẽ dẫn đến giảm tưới máu ĐMV trong thời kỳ tâm trương và do vậylàm ảnh hưởng đến sự thư giãn của cơ tim. Phình động mạch chủ bụng Tỷ lệ bệnh nhân bị phình động mạch chủ (ĐMC) bụng ngày càng tănglên do số người già có mang các yếu tố nguy cơ tim mạch từ thời trung niênngày càng tăng. THA là một trong các yếu tố nguy cơ chính gây phình ĐMCbụng. Có sự liên quan giữa chỉ số HA và tỷ lệ mắc phình ĐMC bụng:khoảng 3% những người THA nhẹ có tuổi từ 60 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tăng huyết áp bệnh tim mạch vấn đề tim mạch chăm soc tim kiến thức về tim trị bệnh tim mạchGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 240 1 0
-
Báo cáo Hội chứng tim thận – mối liên hệ 2 chiều
34 trang 192 0 0 -
Ứng dụng kỹ thuật máy học vào phân loại bệnh tim
9 trang 188 0 0 -
Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp - Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam
20 trang 160 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 155 0 0 -
Đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền - Điều trị nội khoa: Phần 1
271 trang 118 0 0 -
4 trang 81 0 0
-
Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng muối ăn của người dân tại thành phố Huế năm 2022
15 trang 57 0 0 -
19 trang 47 0 0
-
Nghiên cứu tỷ lệ ngã và nguy cơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp
7 trang 44 0 0