Danh mục

Biển, đảo Việt Nam (Tập 3): Phần 2

Số trang: 204      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (204 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Biển, đảo Việt Nam những thông tin cơ bản (Tập 3) Khai thác sử dụng biển đảo Việt Nam" được biên soạn nhằm góp phần cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về biển, đảo Việt Nam và tình hình khai thác, sử dụng biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam, tiếp theo tập 1, 2 của bộ sách Biển, đảo Việt Nam - Những thông tin cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biển, đảo Việt Nam (Tập 3): Phần 2 II THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG BIỂN VIỆT NAM Câu hỏi 6: Lịch sử khai hoang lấn biển ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Trả lời: Từ xưa ông cha ta đã nói, Việt Nam là đất nước “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, ngụ ý rằng, nước ta có biển rộng, nhiều núi đồi, nhưng rất ít đất ở và trồng trọt. Đất đã chật, người lại đông, bởi thế công cuộc khai hoang để mở mang, khai phá ruộng đất, phát triển kinh tế - xã hội đã được chú ý và bắt đầu từ lâu đời với quy mô và hình thức khác nhau. Các hoạt động khai hoang lấn biển được tiến hành ở các vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, đất tốt và dễ canh tác, nhất là vùng ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Một cách tự nhiên, đây là những vùng “châu thổ lấn tiến” ra biển và ở vùng ven biển của hai đồng bằng này hình thành nên các bãi bồi phù sa rộng lớn, tốc độ vươn ra biển hằng năm khá nhanh. Mục đích chung và xuyên suốt trong thời gian dài của hoạt động khai hoang lấn biển là để tăng 23 diện tích đất trồng lúa, tạo dựng nền văn minh “trồng lúa nước” điển hình ở nước ta. Đầu tiên dân ta lấn các bãi bồi ven sông, sau đó chuyển sang lấn biển kết hợp “thau chua, rửa mặn” để ngọt hóa làm nông ở quy mô nhỏ lẻ, lâu dài dần chuyển thành làng mạc. Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, vùng đất bãi bồi ven biển đồng bằng sông Hồng rộng mênh mông hầu như chưa được khai phá, chỉ có vài làng tự phát, nhà cửa thưa thớt phía trái sông Hồng. Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công khai hoang lấn biển ở “quy mô lớn”, hình thành nên đơn vị cấp huyện từ khai hoang lấn biển là  Tiền Hải (1828), nay thuộc tỉnh Thái Bình, và Kim Sơn (1829), nay thuộc tỉnh Ninh Bình. Sự nghiệp lấn biển cũng gắn với tài tổ chức của Nguyễn Công Trứ, ông tập hợp người lao động nghèo, phát triển sinh kế mới và khát vọng hướng biển lập cơ đồ. Trong những năm 1961 - 1970, Chính phủ ta đã phát động phong trào khai hoang các vùng đất mới, gồm đồi núi hoang vu và lấn biển với mục đích để giãn dân, phát triển các vùng kinh tế mới, cải thiện đời sống của người dân. Ở vùng ven biển, lấn biển vẫn chủ yếu canh tác nông nghiệp, một số nơi lập nên những nông trường rộng lớn, sau này kết hợp làm các khu đầm nuôi thủy sản thông qua hình thức “quai đê” lấn biển. Các khu vực ven biển có rừng ngập mặn và đất chua phèn, sau khi lấn biển thì năng suất lúa và tôm đều thấp do đất ở đây dùng vài năm bị suy thoái, bị cứng rắn hóa, 24 bị chua phèn và giải phóng lưu huỳnh tự sinh gây độc cho môi trường nước mặn - lợ. Càng về sau, lấn biển càng được thực hiện cấp tập hơn, đất lấn biển được sử dụng với mục đích xây dựng hoặc mở rộng đô thị, làm khu công nghiệp, trang trại nuôi thủy sản,... theo cách “đồng nhất hóa” việc sử dụng các vùng đất ven biển khác nhau về bản chất. Hệ lụy là nhiều vùng đất sau đó bị hoang hóa, thay đổi về chất, không cho năng suất như mong muốn. Tuy nhiên có thể nói, dù có những thành bại thế nào thì lấn biển/tiến biển vẫn luôn là khát vọng của người Việt, không chỉ để mưu sinh mà còn để tiến ra biển khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc1. Công cuộc khai hoang, chinh phục những vùng đất mới là việc làm không thể thiếu được của mỗi triều đại hay mỗi một thời kỳ lịch sử ở Việt Nam. Thời Trần, các vương hầu, quý tộc được Nhà nước cho phép tổ chức khai hoang lập ra các điền trang thái ấp ở Nam Định có Trần Liễu, Trần Nhật Duật,... Thời Lê sơ, Nhà nước tập trung khai hoang ở địa bàn Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định,... Cho đến nhà Nguyễn đã xác lập hình hài của lãnh thổ đất liền nước ta hình chữ S ven bờ Biển Đông. Triều đình Nguyễn cũng đã khai phá khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long ven sông Tiền, sông Hậu 1. Nguyễn Chu Hồi: “Lịch sử và tương lai của công cuộc lấn biển”, tạp chí Kiến trúc và Quy hoạch, Hà Nội, 2021. 25 đến tận ven sông Vàm Cỏ gọi là vùng Mỹ Tho - Long Hồ (Vĩnh Long - Mỹ Tho - Cần Thơ - An Giang). Đây là vùng đất phì nhiêu màu mỡ rất tốt, quanh năm có nước ngọt, mùa lũ không ngập, một vùng đất lý tưởng để làm ruộng, trồng màu, trồng dâu nuôi tằm, trồng cau, dừa và các loại cây trái đặc sản. Đây cũng là vùng giàu có nhất nước về cây ăn quả, về thủy hải sản. Ba nền văn minh về nông nghiệp của Nam Bộ cũng xuất hiện phần lớn ở vùng này. Đó là văn minh lúa nước, văn minh miệt vườn và văn minh kênh rạch Nam Bộ. Những cuộc khai hoang mang lại ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, vì thuế ruộng đất là nguồn thu chủ yếu cho ngân khố quốc gia của các triều đại phong kiến. Ruộng đất canh tác càng nhiều thì tỷ lệ với nó là số ruộng đất đóng thuế nhiều lên và số lượng thuế thu được cho triều đình cũng gia tăng. Cũng vì lẽ đó mà trong bản điều trần của Nguyễn Công Trứ dâng lên vua Nguyễn, để xin khai hoang vùng Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình) cũng nhấn mạnh vấn đề thu lợi cho ngân sách quốc gia và lợi ích kinh tế cho người dân. Bên cạnh đó, trong lịch sử dân tộc đã nổi lên một số cuộc khởi nghĩa nông dân liên quan đến vấn đề ruộng đất. Đối với nông dân, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Triều đình phong kiến lấy biện pháp khai hoang để xung đất thành ruộng công rồi đem chia cho dân, coi đây là giải pháp nhằm dẹp yên các cuộc khởi nghĩa nông dân. Ngay cả việc 26 chiêu mộ dân phiêu tán, binh lính và tù phạm đi khai hoang cũng được xem là biện pháp mang lại nhiều lợi ích. Vì đất hoang khi đã sinh ra lời rồi thì tự nó nuôi sống những binh lính và tù phạm, ngoài ra còn góp phần không nhỏ vào vốn đất công cho nhà nước, làm gia tăng nguồn thuế cho triều đình. Chủ trương này còn làm bình ổn xã hội, tạo việc làm cho một số người thuộc đối tượng chống đối. Do vậy, từ thế kỷ XI về sau, các triều đại liên tục thực hiện chủ trương này. Năm 1044, Lý Thái Tông đem hơn 5.000 tù binh Chiêm Thành về khai hoang ở Nghệ An và Hưng Hoá. Năm 1230, nhà Trần dùng tội nhân bị đày làm lính Lao thành phải làm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: