Biến đổi đời sống văn hóa của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 217.34 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết khái quát về người Thái; biến đổi đời sống văn hóa vật chất của người Thái; biến đổi đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ở quan sơn trong giai đoạn hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi đời sống văn hóa của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN QUAN SƠN, TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lê Thị Hiền1 TÓM TẮT Trong hội nhập hiện nay, để hòa nhập với sự phát triển của đất nước nói riêng và của khu vực nói chung, dưới sự tác động của đời sống văn hóa mới và sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau, văn hóa của người Thái ở Quan Sơn đã có những biến đổi nhất định. Những biến đổi đó vừa thể hiện quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội, vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của văn hóa tộc người. Từ khóa: Dân tộc Thái, biến đổi, văn hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan Sơn là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, là một trong những huyện có số lượng người Thái đông nhất. Người Thái ở Quan Sơn có đời sống văn hóa phong phú, đa dạng. Bản sắc văn hóa của người Thái ở Quan Sơn không chỉ thể hiện trong đời sống văn hóa vật chất như: nhà ở, trang phục, ăn uống, phương tiện đi lại,… mà còn thể hiện trong đời sống văn hóa tinh thần như: phong tục tập quán, lễ hội, văn học nghệ thuật,… Đời sống văn hóa mang đậm bản sắc tộc người chính là sức mạnh, động lực để người Thái cùng với các tộc người khác ở huyện Quan Sơn xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, để hòa nhập với sự phát triển của đất nước và của khu vực, dưới sự tác động của đời sống văn hóa mới và sự hội nhập, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau, đời sống văn hóa của người Thái ở Quan Sơn đã có những biến đổi nhất định. Những biến đổi đó vừa thể hiện quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội, vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của văn hóa tộc người. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa Quan Sơn là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Phía Bắc giáp huyện Quan Hóa và huyện Mường Lát, phía Đông giáp huyện Bá Thước, phía Nam giáp huyện Lang Chánh, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào). Huyện Quan Sơn được thành lập ngày 1/1/1997 trên cơ sở chia tách huyện Quan Hóa (cũ) thành ba huyện: Quan Hóa (mới), Quan Sơn, Mường Lát. 1 Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức 83 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 Khi mới thành lập huyện (năm 1999), dân số cả huyện Quan Sơn là 31.000 người, bao gồm các dân tộc: Thái, Mường, H’Mông, Kinh. Trong đó, dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông nhất, chiếm 85% dân số toàn huyện. Sau 13 năm xây dựng và phát triển, do sự biến động về đời sống xã hội nên tỷ lệ dân số của người Thái giảm xuống còn 82,3%2 dân số toàn huyện. Trong lịch sử, người Thái ở Quan Sơn tập trung tại 6 mường: Mường Xia (địa bàn hai xã Sơn Thủy và Na Mèo), Mường Mìn (gồm hai xã Mường Mìn và Sơn Điện), Mường Sại (xã Tam Lư), Mường Mò (xã Tam Thanh), Mường Hạ (xã Sơn Lư, Sơn Hà và Thị Trấn), Mường Chự (gồm xã Trung Thượng, Trung Tiến, Trung Hạ và Trung Xuân). Mỗi mường đều có những nét văn hóa riêng, tạo nên một bức tranh văn hóa Thái đa sắc màu. Người Thái ở Quan Sơn cư trú dọc theo sông Luồng, sông Lò, ven các con suối lớn, các thung lũng và dọc đường 217,… Người Thái là tộc người có mặt sớm nhất và lâu đời nhất ở huyện Quan Sơn. Người Thái ở huyện Quan Sơn3 có mặt ở địa bàn này từ trước thế kỷ XII với nhiều dòng di cư đi và đến. Dòng di cư đến từ nhiều nguồn: từ Hủa Phăn (Lào) sang; từ tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình xuống; một số khác xuôi sông Hồng về sông Mã rồi ngược sông Luồng, sông Lò lên; một số di cư từ các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hóa, Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) đến. Dòng di cư đi diễn ra từ khoảng thế kỷ XVI, XVII, một bộ phận người Thái huyện Quan Sơn đã di cư sang huyện Con Cuông, Tương Dương (tỉnh Nghệ An), tỉnh Hủa Phăn (Lào) và một số huyện khác trong tỉnh. Theo nghiên cứu hồi cố, các cụ cao niên cho biết khoảng cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XIX, và cả thế kỷ XX, hàng ngàn người Thái ở huyện Quan Sơn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên như: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Hiện nay, con em của người Thái ở huyện Quan Sơn đi công tác, làm ăn sinh sống và lập nghiệp ở nhiều địa phương khác trong cả nước, không trở về quê hương, khiến cho số lượng người Thái trên địa bàn huyện ngày càng giảm. 2.2. Biến đổi đời sống văn hóa vật chất của người Thái ở Quan Sơn trong giai đoạn hội nhập Theo N.N.Trêbôxarốp thì văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên nhằm thỏa mãn chính các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của 2 Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi đời sống văn hóa của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN QUAN SƠN, TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lê Thị Hiền1 TÓM TẮT Trong hội nhập hiện nay, để hòa nhập với sự phát triển của đất nước nói riêng và của khu vực nói chung, dưới sự tác động của đời sống văn hóa mới và sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau, văn hóa của người Thái ở Quan Sơn đã có những biến đổi nhất định. Những biến đổi đó vừa thể hiện quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội, vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của văn hóa tộc người. Từ khóa: Dân tộc Thái, biến đổi, văn hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan Sơn là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, là một trong những huyện có số lượng người Thái đông nhất. Người Thái ở Quan Sơn có đời sống văn hóa phong phú, đa dạng. Bản sắc văn hóa của người Thái ở Quan Sơn không chỉ thể hiện trong đời sống văn hóa vật chất như: nhà ở, trang phục, ăn uống, phương tiện đi lại,… mà còn thể hiện trong đời sống văn hóa tinh thần như: phong tục tập quán, lễ hội, văn học nghệ thuật,… Đời sống văn hóa mang đậm bản sắc tộc người chính là sức mạnh, động lực để người Thái cùng với các tộc người khác ở huyện Quan Sơn xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, để hòa nhập với sự phát triển của đất nước và của khu vực, dưới sự tác động của đời sống văn hóa mới và sự hội nhập, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau, đời sống văn hóa của người Thái ở Quan Sơn đã có những biến đổi nhất định. Những biến đổi đó vừa thể hiện quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội, vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của văn hóa tộc người. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa Quan Sơn là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Phía Bắc giáp huyện Quan Hóa và huyện Mường Lát, phía Đông giáp huyện Bá Thước, phía Nam giáp huyện Lang Chánh, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào). Huyện Quan Sơn được thành lập ngày 1/1/1997 trên cơ sở chia tách huyện Quan Hóa (cũ) thành ba huyện: Quan Hóa (mới), Quan Sơn, Mường Lát. 1 Giảng viên khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức 83 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 Khi mới thành lập huyện (năm 1999), dân số cả huyện Quan Sơn là 31.000 người, bao gồm các dân tộc: Thái, Mường, H’Mông, Kinh. Trong đó, dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông nhất, chiếm 85% dân số toàn huyện. Sau 13 năm xây dựng và phát triển, do sự biến động về đời sống xã hội nên tỷ lệ dân số của người Thái giảm xuống còn 82,3%2 dân số toàn huyện. Trong lịch sử, người Thái ở Quan Sơn tập trung tại 6 mường: Mường Xia (địa bàn hai xã Sơn Thủy và Na Mèo), Mường Mìn (gồm hai xã Mường Mìn và Sơn Điện), Mường Sại (xã Tam Lư), Mường Mò (xã Tam Thanh), Mường Hạ (xã Sơn Lư, Sơn Hà và Thị Trấn), Mường Chự (gồm xã Trung Thượng, Trung Tiến, Trung Hạ và Trung Xuân). Mỗi mường đều có những nét văn hóa riêng, tạo nên một bức tranh văn hóa Thái đa sắc màu. Người Thái ở Quan Sơn cư trú dọc theo sông Luồng, sông Lò, ven các con suối lớn, các thung lũng và dọc đường 217,… Người Thái là tộc người có mặt sớm nhất và lâu đời nhất ở huyện Quan Sơn. Người Thái ở huyện Quan Sơn3 có mặt ở địa bàn này từ trước thế kỷ XII với nhiều dòng di cư đi và đến. Dòng di cư đến từ nhiều nguồn: từ Hủa Phăn (Lào) sang; từ tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình xuống; một số khác xuôi sông Hồng về sông Mã rồi ngược sông Luồng, sông Lò lên; một số di cư từ các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hóa, Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) đến. Dòng di cư đi diễn ra từ khoảng thế kỷ XVI, XVII, một bộ phận người Thái huyện Quan Sơn đã di cư sang huyện Con Cuông, Tương Dương (tỉnh Nghệ An), tỉnh Hủa Phăn (Lào) và một số huyện khác trong tỉnh. Theo nghiên cứu hồi cố, các cụ cao niên cho biết khoảng cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XIX, và cả thế kỷ XX, hàng ngàn người Thái ở huyện Quan Sơn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên như: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Hiện nay, con em của người Thái ở huyện Quan Sơn đi công tác, làm ăn sinh sống và lập nghiệp ở nhiều địa phương khác trong cả nước, không trở về quê hương, khiến cho số lượng người Thái trên địa bàn huyện ngày càng giảm. 2.2. Biến đổi đời sống văn hóa vật chất của người Thái ở Quan Sơn trong giai đoạn hội nhập Theo N.N.Trêbôxarốp thì văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên nhằm thỏa mãn chính các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của 2 Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi đời sống văn hóa Đời sống văn hóa của người Thái Người Thái ở tỉnh Thanh Hóa Văn hóa tộc người Đời sống văn hóa tinh thần người TháiTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Nhân học đại cương: Phần 2
163 trang 623 5 0 -
Bài học từ những câu chuyện - Đa dạng văn hóa: Phần 1
35 trang 29 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa dân tộc Co ở Việt Nam: Phần 1
91 trang 26 0 0 -
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Thể chế văn hóa làng Việt ở Thừa Thiên Huế
15 trang 25 0 0 -
Thơ ca dân gian Dao nhìn từ bối cảnh diễn xướng Folklore
8 trang 25 0 0 -
Phương thức giữ gìn bản sắc văn hóa của người Bố Y ở Việt Nam
6 trang 25 0 0 -
Tiếp cận câu đố Bahnar từ văn hóa tộc người
11 trang 24 0 0 -
Malaysia - một quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa
9 trang 23 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa dân tộc Khơ-Mú ở Việt Nam: Phần 1
102 trang 23 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa dân tộc Co ở Việt Nam: Phần 2
64 trang 22 0 0