Danh mục

Biến đổi văn hóa trong phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.47 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cung cấp những nội dung về biến đổi văn hóa trong phong tục ngày Tết của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, các phân tích về nội dung biến đổi và nguyên nhân biến đổi sẽ được sẽ được trình bày ở bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi văn hóa trong phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRONG PHONG TỤC NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Culture change in the Tet holiday customs of Vietnamese in Mekong delta 1 ThS. NCS Nguyễn Minh Ca 1 Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tây Đô, Cần Thơ, Việt Nam nguyenminhca@gmail.com Tóm tắt — Văn hóa Tết của người Việt từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng tộc người ở Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ). Trong vài thập niên trở lại đây văn hóa ngày Tết của người Việt có nhiều biến đổi dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường và do sự chuyển dịch cơ cấu xã hội của vùng. Bằng các phương pháp điền dã, nghiên cứu tài liệu; phương pháp tham dự, quan sát,… bài viết cung cấp những nội dung về biến đổi văn hóa trong phong tục ngày Tết của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, các phân tích về nội dung biến đổi và nguyên nhân biến đổi sẽ được sẽ được trình bày ở bài viết này. Trên cơ sở nhận diện những biến đổi văn hóa về phong tục ngày Tết, chúng tôi đưa ra những nhận định, đánh giá về mặt tích cực và hạn chế về thực trạng biến đổi văn hóa ngày Tết của người Việt Tây Nam Bộ trong thời đại ngày nay. Abstract — Tet culture of Vietnamese people has long been a typical cultural feature of the people in the Mekong Delta (South West). In recent decades, the Tet culture of Vietnamese has many changes under the influence of the market economy and the social structure of the region. By field methods, document research; methods of participation, observation,... the article provides contents about cultural change in Vietnamese Tet customs in the Mekong Delta. Specifically, the analysis of the variation content and the cause of the change will be presented in this article. On the basis of identifying cultural changes on Tets customs, we give positive and limited assessments on the cultural change of the Vietnamese Tet cuture in modern day. Từ khóa — Văn hoá tết, biến đổi văn hoá, Tet culture, cultural change, Mekong Delta. 1. Đặt vấn đề Tết Nguyên Đán của người Việt ở Tây Nam bộ là một trong những phong tục lâu đời của dân tộc, mang đậm tính giao mùa của tự nhiên. Từ lâu Tết là dịp nghỉ ngơi vui lễ hội của người Việt trên cả nước; dịp sum họp gia đình và cũng là dịp trở về với nguồn cội. Trong vài thập niên trở lại đây, không khí ngày tết trên cả nước nói chung và vùng Tây Nam Bộ nói riêng có nhiều biến đổi trong cách thức chuẩn bị cũng như tham gia của chủ thể văn hóa (người Việt) trong ngày Tết. Biến đổi văn hóa trong Tết Nguyên Đán của người Việt trong ngày Tết là một quy luật tất yếu của sự vận động xã hội. Vấn đề đặt ra là cần ủng hộ những biến đổi phù hợp với xã hội hiện đại, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong văn hóa Tết đồng thời hạn chế những biến đổi đi ngược lại truyền thống văn hóa tốt đẹp vốn có của dân tộc. 2. Nội dung 2.1. Phong tục ngày Tết và biến đổi văn hóa Tết theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt ( do Hoàng Phê chủ biên [2]) được hiểu là những “ngày lễ lớn hàng năm, thường có cúng lễ, vui chới, hội hè, theo truyền thống dân tộc”. Cũng theo nhóm tác giả này: “Tết Nguyên đán là Tết vào đầu năm âm lịch, theo truyền thống của một số dân tộc như Việt Nam, Trung Quốc,... Tết là dịp nghỉ nghỉ ngơi, vui chơi, sum họp một năm”. Phạm Đức Dương [4] cho rằng: “Quy luật vận động và biến đổi là chung cho muôn loài, là thuộc tính quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của vật chất, điều đó có nghĩa là cái bất biến của sự sống là vận động và biến đổi”. Như vậy, biến đổi ở đây không phải là thay đổi 31 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 hoàn toàn, thay đổi bản chất mà là sự thích ứng từ từ hay nhanh chóng của các nền văn hóa mới, biến đổi để phù hợp hoàn cảnh (trường hợp dễ thấy của văn hóa Nam Bộ). Và như vậy, biến đổi ở đây chứa đựng hai yếu tố là giữ lại cái cũ và đồng thời tiếp thu cái mới, trong khoảng thời gian và không gian nhất định của lịch sử. Nội hàm của biến đổi văn hóa khá rộng, đặc biệt là trong xu thế công nghệ số hiện nay, vấn đề biến đổi văn hóa diễn ra khá phức tạp trên nhiều phương diện xã hội, từ cá nhân cho đến cộng đồng: “sự biến đổi của mỗi cá nhân gắn liền với sự biến đổi của gia đình; sự biến đổi về cơ cấu lứa tuổi trong chu trình đời người; sự thay đổi trong quan hệ hàng xóm, láng giềng; sự biến đổi trong văn hóa tiêu dùng; xu hướng thay đổi giá trị, tr ...

Tài liệu được xem nhiều: