![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI THỦY SẢN.
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 93.96 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chất lượng nước nói chung, nước ao nuôi nói riêng biến đổi theo thời gian (ngày, tháng, năm, thậm chí theo giờ), theo vị trí (vùng, địa điểm trong ao, độ sâu lớp nước, giữa các ao) khi phân tích và đánh giá kết quả cần chú ý đến các yếu tố trên.
Biến động theo thời gian
Rất nhiều các chỉ tiêu về chất lượng nước thay đổi về trị số theo thời gian có tính chất chu kì. Những thay đổi mang tính chu kì luôn có liên quan đến các quá trình sinh học, vì hoạt động sinh học...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI THỦY SẢN. BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI THỦY SẢN. Chất lượng nước nói chung, nước ao nuôi nói riêng biến đổi theo thời gian (ngày, tháng, năm, thậm chí theo giờ), theo vị trí (vùng, địa điểm trong ao, độ sâu lớp nước, giữa các ao) khi phân tích và đánh giá kết quả cần chú ý đến các yếu tố trên. Biến động theo thời gian Rất nhiều các chỉ tiêu về chất lượng nước thay đổi về trị số theo thời gian có tính chất chu kì. Những thay đổi mang tính chu kì luôn có liên quan đến các quá trình sinh học, vì hoạt động sinh học thay đổi theo ngày, mùa. Thay đổi của các thông số theo chu kì ngày – đêm trong ao nuôi chủ yếu có liên quan đến quá trình quang hợp và hô hấp của động, thực vật. Nồng độ Oxy hòa tan trong nước bình thường cao trong những ngày nắng, đạt mức tối đa vào cuối buổi chiều, giảm dần về ban đêm, đạt mức thấp nhất vào lúc bình minh. Nồng độ CO2 tỉ lệ nghịch với nồng độ Oxy hòa tan, thấp khi oxy hòa tan cao và ngược lại. pH thì phụ thuộc vào nồng độ CO2, thấp khi CO2 cao, vì vậy pH sẽ cao vào cuối buổi chiều và thấp nhất vào lúc bình minh. Nồng độ nitrate, nitrit, aminiac, phosphate tan cũng biến động theo chu kì ngày – đêm do hoạt động sinh hóa của thực vật. Nồng độ các chất dinh dưỡng (N, P) trong nước giảm mạnh vào ban ngày do thực vật hấp thu mạnh vào lúc nhiều nắng và tăng lên vào ban đêm khi hấp thu chậm lại. Các chỉ tiêu khác như: độ muối, độ cứng, độ kiềm biến động không nhiều theo chu kì ngày – đêm. Biến động chất lượng nước theo chu kì cũng xảy ra trong ao nuôi theo thời gian biểu cho vật nuôi ăn. Cho ăn và tiêu hóa thức ăn sẽ làm giảm oxy của nước và tăng khí CO2 trong nước, oxy giảm và CO2 tăng xảy ra sau khi cho ăn trong một khoảng thời gian ngắn. Hàm lượng ammoniac cũng tăng sau khi cho ăn do chất bài tiết của vật nuôi và phân hủy Protein từ thức ăn. Thay đổi chất lượng nước do cho vật nuôi ăn là dấu hiệu rõ rệt đối với ao nuôi có mật độ cao và nó là thành phần chính trong quần thể động, thực vật của ao. Sự thay đổi ngắn về chất lượng nước do cho vật nuôi ăn ít được nhận biết do bị che lấp nhanh bởi hoạt động của thực vật sống trong ao. Biến động chất lượng nước theo mùa cũng được quan sát thấy trong ao nuôi, nhất là ở các ao nằm trong vùng cận nhiệt đới và ôn đới do có sự thay đổi nhiệt độ, cường độ ánh sáng theo mùa và ở vùng nhiệt đới có mùa mưa và khô rõ rệt. Đặc trưng thay đổi theo mùa là Oxy hòa tan, chất hữu cơ, ammoniac, nitrit, nitrate, mật độ tảo, độ cứng, độ muối, độ kiềm, phosphate, chúng thay đổi trong khoảng khá rộng. Nguyên nhân chủ yếu gây thay đổi theo mùa là mật độ tảo trong ao nuôi, do tác động của cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Mức độ dao động theo mùa của một số đặc trưng là khá lớn, ví dụ trong ao nuôi cá da trơn nồng độ phosphate vào mùa hè (7.5 mgP/l) có thể cao gấp đôi so với mùa đông (3 mgP/l). Khi đánh giá, ví dụ Phospho và các đặc trưng khác cần chú ý tới đặc điểm trên. Không phải tất cả những biến động có tính chu kì đều là do các quá trình sinh học. Đặc trưng chu kì gió ngày – đêm, thường mạnh về ban ngày, dịu đi vào chập tối gây quá trình xáo trộn nước ao hồ và có thể dẫn đến một số thay đổi về chất lượng nước. Sóng nước gây bởi gió làm tăng quá trình thấm khí từ ao vào khí quyển hay ngược lại, vì vậy có thể thay đổi nồng độ Oxy hòa tan trong nước. Gió cũng có thể gây ra sự xáo trộn nước từ vùng đáy ao lạnh và thiếu oxy, đưa một số chất tích tụ ở đáy lên bề mặt. Sự thay đổi nhiệt độ và sức gió theo mùa gây ra chu kì thay đổi tầng phân nhiệt theo mùa trong các ao sâu: mùa hè lớp nước trên nóng, dưới sâu lạnh và ngược lại vào mùa đông. Tác động trên làm biến động chất lượng nước và có thể dự đoán được. Thủy triều có tác động thay đổi chất lượng nước vùng ven bờ theo chu kì và cũng có thể dự đoán do trộn lẫn các dòng khác nhau. Các đặc trưng dễ bị biến động là: độ muối, pH, nhiệt độ, thành phần ion phụ thuộc vào vị trí của vùng ven bờ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI THỦY SẢN. BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI THỦY SẢN. Chất lượng nước nói chung, nước ao nuôi nói riêng biến đổi theo thời gian (ngày, tháng, năm, thậm chí theo giờ), theo vị trí (vùng, địa điểm trong ao, độ sâu lớp nước, giữa các ao) khi phân tích và đánh giá kết quả cần chú ý đến các yếu tố trên. Biến động theo thời gian Rất nhiều các chỉ tiêu về chất lượng nước thay đổi về trị số theo thời gian có tính chất chu kì. Những thay đổi mang tính chu kì luôn có liên quan đến các quá trình sinh học, vì hoạt động sinh học thay đổi theo ngày, mùa. Thay đổi của các thông số theo chu kì ngày – đêm trong ao nuôi chủ yếu có liên quan đến quá trình quang hợp và hô hấp của động, thực vật. Nồng độ Oxy hòa tan trong nước bình thường cao trong những ngày nắng, đạt mức tối đa vào cuối buổi chiều, giảm dần về ban đêm, đạt mức thấp nhất vào lúc bình minh. Nồng độ CO2 tỉ lệ nghịch với nồng độ Oxy hòa tan, thấp khi oxy hòa tan cao và ngược lại. pH thì phụ thuộc vào nồng độ CO2, thấp khi CO2 cao, vì vậy pH sẽ cao vào cuối buổi chiều và thấp nhất vào lúc bình minh. Nồng độ nitrate, nitrit, aminiac, phosphate tan cũng biến động theo chu kì ngày – đêm do hoạt động sinh hóa của thực vật. Nồng độ các chất dinh dưỡng (N, P) trong nước giảm mạnh vào ban ngày do thực vật hấp thu mạnh vào lúc nhiều nắng và tăng lên vào ban đêm khi hấp thu chậm lại. Các chỉ tiêu khác như: độ muối, độ cứng, độ kiềm biến động không nhiều theo chu kì ngày – đêm. Biến động chất lượng nước theo chu kì cũng xảy ra trong ao nuôi theo thời gian biểu cho vật nuôi ăn. Cho ăn và tiêu hóa thức ăn sẽ làm giảm oxy của nước và tăng khí CO2 trong nước, oxy giảm và CO2 tăng xảy ra sau khi cho ăn trong một khoảng thời gian ngắn. Hàm lượng ammoniac cũng tăng sau khi cho ăn do chất bài tiết của vật nuôi và phân hủy Protein từ thức ăn. Thay đổi chất lượng nước do cho vật nuôi ăn là dấu hiệu rõ rệt đối với ao nuôi có mật độ cao và nó là thành phần chính trong quần thể động, thực vật của ao. Sự thay đổi ngắn về chất lượng nước do cho vật nuôi ăn ít được nhận biết do bị che lấp nhanh bởi hoạt động của thực vật sống trong ao. Biến động chất lượng nước theo mùa cũng được quan sát thấy trong ao nuôi, nhất là ở các ao nằm trong vùng cận nhiệt đới và ôn đới do có sự thay đổi nhiệt độ, cường độ ánh sáng theo mùa và ở vùng nhiệt đới có mùa mưa và khô rõ rệt. Đặc trưng thay đổi theo mùa là Oxy hòa tan, chất hữu cơ, ammoniac, nitrit, nitrate, mật độ tảo, độ cứng, độ muối, độ kiềm, phosphate, chúng thay đổi trong khoảng khá rộng. Nguyên nhân chủ yếu gây thay đổi theo mùa là mật độ tảo trong ao nuôi, do tác động của cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Mức độ dao động theo mùa của một số đặc trưng là khá lớn, ví dụ trong ao nuôi cá da trơn nồng độ phosphate vào mùa hè (7.5 mgP/l) có thể cao gấp đôi so với mùa đông (3 mgP/l). Khi đánh giá, ví dụ Phospho và các đặc trưng khác cần chú ý tới đặc điểm trên. Không phải tất cả những biến động có tính chu kì đều là do các quá trình sinh học. Đặc trưng chu kì gió ngày – đêm, thường mạnh về ban ngày, dịu đi vào chập tối gây quá trình xáo trộn nước ao hồ và có thể dẫn đến một số thay đổi về chất lượng nước. Sóng nước gây bởi gió làm tăng quá trình thấm khí từ ao vào khí quyển hay ngược lại, vì vậy có thể thay đổi nồng độ Oxy hòa tan trong nước. Gió cũng có thể gây ra sự xáo trộn nước từ vùng đáy ao lạnh và thiếu oxy, đưa một số chất tích tụ ở đáy lên bề mặt. Sự thay đổi nhiệt độ và sức gió theo mùa gây ra chu kì thay đổi tầng phân nhiệt theo mùa trong các ao sâu: mùa hè lớp nước trên nóng, dưới sâu lạnh và ngược lại vào mùa đông. Tác động trên làm biến động chất lượng nước và có thể dự đoán được. Thủy triều có tác động thay đổi chất lượng nước vùng ven bờ theo chu kì và cũng có thể dự đoán do trộn lẫn các dòng khác nhau. Các đặc trưng dễ bị biến động là: độ muối, pH, nhiệt độ, thành phần ion phụ thuộc vào vị trí của vùng ven bờ.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh học thủy sản bảo quản thức ăn chăn nuôi bệnh thủy sản Chế phẩm sinh học thức ăn thủy sảnTài liệu liên quan:
-
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 248 0 0 -
Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
3 trang 233 0 0 -
225 trang 227 0 0
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Bệnh thủy sản năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 144 0 0 -
122 trang 113 0 0
-
91 trang 112 0 0
-
114 trang 106 0 0
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng lát hoa
20 trang 101 0 0 -
Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 101 0 0 -
Giáo trình : Miễn dịch học thủy sản
0 trang 97 0 0