Trải qua hơn 2000 năm, ranh giới thành phố Hà Nội có nhiều biến động, phản ánh quy luật phân bố không gian của một thành phố trong “tứ giác nước” với những thăng trầm theo các triều đại trong lịch sử. Từ một khu kinh thành Cổ Loa nhỏ hẹp thời An Dương Vương, vùng Thăng Long được mở rộng hơn bên tả ngạn sông Hồng từ sông Tô Lịch (gần Dâm Đàm – Hồ Tây đến Đại Hồ (Hồ Bảy Mẫu) vào thời Lý - Trần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến động địa giới thành phố Hà Nội qua các thời kỳ lịch sửTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 116 BIẾN ĐỘNG ĐỊA GIỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ Bùi Thị Thanh Hương1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trải qua hơn 2000 năm, ranh giới thành phố Hà Nội có nhiều biến động, phản ánh quy luật phân bố không gian của một thành phố trong “tứ giác nước” với những thăng trầm theo các triều đại trong lịch sử. Từ một khu kinh thành Cổ Loa nhỏ hẹp thời An Dương Vương, vùng Thăng Long được mở rộng hơn bên tả ngạn sông Hồng từ sông Tô Lịch (gần Dâm Đàm – Hồ Tây đến Đại Hồ (Hồ Bảy Mẫu) vào thời Lý - Trần. Đến thời Lê, Thăng Long – Bắc Thành mở rộng về phía Bắc bao trọn cả Hồ Tây. Thăng Long có diện tích lớn nhất trong lịch sử khi trở thành tỉnh Hà Nội vào thời nhà Nguyễn. Đến thời Pháp thuộc, dù là thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương, nhưng địa giới của Hà Nội lại bị thu hẹp, chỉ bao quanh phạm vi khu phố cổ trước đây. Hà Nội ngày nay đã trở thành một trong 17 thủ đô lớn nhất trên thế giới (tính ở thời điểm năm 2008), với diện tích 3271,96 km2, gấp 21,5 lần so với năm 1955. Key words: Địa giới, Thăng Long, Hà Nội, bản đồ, lịch sử1. MỞ ĐẦU Hà Nội ngày nay năm trên vùng đất bồi tụ phù sa của ngã ba sông Hồng, sông Đuống,là trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ. Sông Đuống nối liền hệ thống sông Hồng và hệ thốngsông Thái Bình, tức là nối liền phần phía Tây, Tây Nam với phần giữa của tam giác châuBắc Bộ với phần Đông bắc và phần Đông của tam giác châu ấy. Vào nguyên đại trungsinh, cách đây trên 100 triệu năm, vùng đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Hà Nội là vùng“biển xanh”. Đến kỷ Đệ tam cách đây 65 triệu năm, quá trình biển thoái kết hợp với quátrình bồi lấp phù sa hình thành đồng bằng châu thổ diễn ra mạnh mẽ. Đến kỷ Đệ tứ cáchđây 2 triệu năm, cơ bản đồng bằng sông Hồng có diện mạo như ngày nay. Hơn một thiênniên kỷ thăng trầm, qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, vùng đất Hà Nội vẫn giữ vịthế của một thủ phủ - kinh đô - thủ đô của Việt Nam. Trải qua các triều đại Lý - Trần - Lê -1 Nhận bài ngày13.04.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 Liên hệ tác giả: Bùi Thị Thanh Hương, Email: btthuong@daihocthudo.edu.vnTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 117Mạc - Nguyễn (Tây Sơn) - Nguyễn Gia (Gia Long)... đến thời đại Hồ Chí Minh, ThăngLong - Hà Nội được mô phỏng, biên vẽ trên bản đồ, phản ánh những biến động diện tíchđịa giới qua các thời kì lịch sử.2. NỘI DUNG2.1. Địa giới kinh thành trước năm 1010 Kinh thành lâu đời nhất của người Việt tồn tại trên vùng đất Hà Nội là thành Cổ Loathời An Dương Vương (thế kỷ III trước CN). Thời Bắc thuộc trong thế kỷ thứ IV, vùng HàNội là huyện lỵ, trị sở của chính quyền đô họ Trung Hoa. Thế kỷ thứ VI, Lý Bí lập kinh đôVạn Xuân, dựng một toàn thành gỗ bên bờ sông Tô Lịch, thuộc nội thành Hà Nội ngàynay. Người cháu của Lý Bí là Lý Phật Tử tới đóng đô ở Cổ Loa, nhưng nền độc lập này chỉkéo dài tới năm 602. Thời kỳ nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện,Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ. Năm 866, viên tướng nhà Đường CaoBiền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La – thủ phủ của TĩnhHải quân. Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng làthần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Năm 939, sau khidành độc lập, Ngô Quyền đặt kinh đô ở thành Cổ Loa cũ.2.2. Bản đồ Thăng Long - Đông Đô thời Lý - Trần Hình 1: Kinh thành Thăng Long thời kỳ Lý – Trần (Nguồn [2]) Sau khi lên ngôi năm 1009 tại Hoa Lư, năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Đại La. Kinhthành Thăng Long khi đó giới hạn bởi ba con sông: sông Nhị Hà (sông Hồng) ở phía Đông,sông Tô phía Bắc và sông Kim Ngưu phía Nam. Khu Điện Càn Nguyên (hoàngthành) được xây dựng gần hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) với cung điện hoàng gia cùng các côngtrình chính trị. Phần còn lại của đô thị là những khu dân cư, bao gồm các phường cả nôngnghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Ngay trong thế kỷ 10, nhiều công trình tôn giáonhanh chóng được xây dựng, chùa Diên Hựu phía Tây hoàng thành xây năm 1049, chùaBáo Thiên xây năm 1057, Văn Miếu xây năm 1070, Quốc Tử Giám xây dựng năm 1076...Hai trong bốn Thăng Long tứ trấn được xây dựng trong thời kỳ này là trấn Bắc (đền QuánTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 118Thánh được xây dựng vào thế kỷ thứ X), trấn Tây (Đền Voi Phục được xây dựng vào thếkỷ XI). Riêng trấn Đông (đền Bạch Mã đã được xây dựng vào thế kỷ thứ IX) và trấn Nam(đền Kim ...