Danh mục

Biến động số lượng loài và sinh vật lượng thực vật phù du ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 649.71 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các nghiên cứu biến động thực vật phù du ở vùng biển ven bờ trong thời gian dài khá hiếm trên thế giới và đặc biệt hiếm ở Việt Nam. Bài báo trình bày biến động số lượng loài và sinh vật lượng thực vật phù du (TVPD) ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa dựa trên số liệu từ nhiều đề tài khác nhau trong vòng 3 thập kỷ qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến động số lượng loài và sinh vật lượng thực vật phù du ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh HòaTuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2014, tập 20: 104 - 120BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG LOÀI VÀ SINH VẬT LƯỢNG THỰC VẬT PHÙ DUỞ VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒANguyễn Chí Thời, Nguyễn Thị Mai Anh, Trần Thị Lê Vân, Hồ Văn Thệ,Phan Tấn Lượm, Đoàn Như Hải, Nguyễn Ngọc LâmViện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt NamTóm tắtCác nghiên cứu biến động thực vật phù du ở vùng biển ven bờ trong thờigian dài khá hiếm trên thế giới và đặc biệt hiếm ở Việt Nam. Bài báo trìnhbày biến động số lượng loài và sinh vật lượng thực vật phù du (TVPD) ởvịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa dựa trên số liệu từ nhiều đề tài khác nhautrong vòng 3 thập kỷ qua. Các biến động này khá rõ rệt và phụ thuộc vào cácyếu tố như mùa mưa-khô, thủy triều, và tầng nước. Mức độ biến động củaquần xã TVPD tùy thuộc vào vị trí của trạm có liên quan đến khả năng traođổi nước và đặc điểm môi trường ở vị trí đó. Các nghiên cứu trước năm 2004ghi nhận được số loài ít hơn hẳn có thể do những hạn chế trong thu mẫu vàđịnh loại. Đợt thu mẫu tháng 5/2013 ghi nhận 229 loài và đã bổ sung mới 39loài cho thành phần loài cho vịnh Vân Phong. Mật độ tế bào trung bình trạmcao trong một vài chuyến khảo sát trong mùa gió đông bắc như trong tháng2/2004, 11/2005, 10/2009. Những loài tảo silic có kích thước tế bàonhỏ thuộc các chi như Chaetoceros, Pseudo-nitzschia, Bacteriastrum,Skeletonema thường chiếm ưu thế về mật độ tế bào. Tuy nhiên, ở một vàithời điểm, các loài có kích thước tế bào lớn như Noctiluca scintillans hayRhizosolenia imbricata chiếm ưu thế về sinh khối carbon.VARIATIONS IN NUMBER OF SPECIES AND ABUNDANCEOF PHYTOPLANKTON IN VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCENguyen Chi Thoi, Nguyen Thi Mai Anh, Tran Thi Le Van, Ho Van The,Phan Tan Luom, Doan Nhu Hai, Nguyen Ngoc LamInstitute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & TechnologyAbstractLong-term variations of phytoplankton communities in coastal waters havebeen rarely studied in many places over the world and in Vietnam. Weanalyse variations in species number and abundance of phytoplankton inVan Phong bay, South Central Vietnam during the last three decades basingon data of various projects. These variations were remarkable and dependedupon changes in seasons, tides, and sampling depths over the time. Scales ofthese changes reflected sampling locations, water-exchange intensities andthe environmental characteristics of sampling site. There were lowernumbers of species recorded before 2004 probably because of limitations insampling and species identification. A total of 229 species taxa wereidentified during May 2013, in which 39 species were firstly recorded in the104study waters. High cell densities were found in February 2004, November2005, and October 2009, mostly during northeast monsoon. In summary,small cell - size diatoms of genera Chaetoceros, Pseudo-nitzschia,Bacteriastrum, and Skeletonema frequently dominated. However, by largespecies, e.g. Noctiluca scintillans and Rhizosolenia imbricata wereoccasionally dominant in carbon biomass.I. MỞ ĐẦUThực vật phù du (TVPD hay vi tảo) lànhững thực vật đơn bào sống đơn lẻ hayliên kết thành tập đoàn và lơ lửng trongkhối nước. Đây là nhóm sinh vật sản xuấtchủ yếu nên có vai trò quan trọng trongnăng suất sinh học của thủy vực. Thànhphần loài và cấu trúc quần xã TVPD thườngđược sử dụng trong đánh giá tình trạng hệsinh thái (Gin và cs., 2000; Coutinho và cs.,2012; Lugoli và cs., 2012). Sự bùng phátcủa nhiều loài TVPD có liên quan trực tiếpđến các điều kiện nhiệt độ, độ muối, và hàmlượng các muối dinh dưỡng (Granéli &Turner, 2006). Các yếu tố khác như gió,dòng chảy, thủy triều cũng ảnh hưởng đếnsự nở hoa của một số loài TVPD biển thôngqua tác động gián tiếp đến cấu trúc nhiệtmuối, ánh sáng trong cột nước (Trigueros &Orive, 2000; D’Costa & Anil, 2010). Ngoàiviệc chịu tác động của biến đổi khí hậu nhưnhiệt độ nước biển tăng, thay đổi lượngmưa,... trên toàn thế giới nói chung thì thựctế trong những năm gần đây, hệ sinh tháithủy sinh nói chung và hệ TVPD nói riêngcủa vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) cònchịu tác động bởi các hoạt động như nuôitrồng thủy sản, ngọc trai, chuyển tải dầu vàhoạt động trung chuyển khác của cảng quốctế Vân Phong, du lịch, và quá trình đô thịhóa. Báo cáo đầu tiên về TVPD vịnh VânPhong của Nguyễn Thị Bình và cs. (1985)đã ghi nhận tổng cộng 154 loài trong 3chuyến khảo sát mùa khô từ tháng 4/19822/1984. Tiếp đến là báo cáo về thành phầnloài và tính toán các chỉ số đa dạng sinh họccủa quần xã TVPD vịnh Vân Phong của cáctác giả Nguyễn Ngọc Lâm & Đoàn Như Hải(1995) với 201 loài được ghi nhận trong cácchuyến khảo sát tại 16 trạm mặt rộng và 1trạm liên tục trong khoảng thời gian 19941995. Ngoài ra, có nhiều đề tài, dự ánlớn nhỏ từng tiến hành thu mẫu khảosát TVPD trong khu vực này trongnhững năm 1999 - 2000, 2004 - 2009. Hiệntượng bùng phát ...

Tài liệu được xem nhiều: