Danh mục

Biến động thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch trên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.02 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điều tra thành phần loài của côn trùng và thiên địch trên cây hoa hồng tại vùng Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã xác định được 15 loài côn trùng gây hại thuộc 11 họ, 6 bộ và 5 loài thiên địch thuộc 3 họ, 2 bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến động thành phần loài côn trùng gây hại và thiên địch trên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0054 Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 73-81 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY HOA HỒNG Ở TÂY TỰU, BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI Bùi Minh Hồng1*, Bùi Thị Như Quỳnh1, Vũ Quang Mạnh1 và Sakkouna Phommavongsa2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường THPT NongBone, Viêng Chăn, Lào Tóm tắt. Điều tra thành phần loài của côn trùng và thiên địch trên cây hoa hồng tại vùng Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã xác định được 15 loài côn trùng gây hại thuộc 11 họ, 6 bộ và 5 loài thiên địch thuộc 3 họ, 2 bộ. Trong thành phần côn trùng gây hại, bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có số họ lớn nhất, bao gồm 4 họ là: Arctiidae, Noctuidae, Papilionidae và Pieridae, chiếm 36,36% tổng số họ thu được. Đây là bộ có số lượng loài lớn nhất: 6 loài (chiếm 40%). Trong thành phần thiên địch, bộ Cánh cứng (Coleoptera) có số lượng loài nhiều nhất: 4 loài (chiếm 80%) và bộ Hai cánh (Diptera) chỉ có 1 loài (chiếm 20%). Có 9 loài côn trùng gây hại xuất hiện phổ biến trên cây hoa hồng là rệp muội, bọ xít muỗi xanh, bọ trĩ, bọ hung, sâu khoang, sâu xanh, bướm phượng đen, bướm cải và ruồi nhà, với mật độ (con/m2) lần lượt là 6,66; 3,22; 10,18; 0,4; 1,74; 2,32; 2,3; 2,64; 2,9 và chúng xuất hiện nhiều vào tháng 10, 1, và 2. Có 5 loài thiên địch xuất hiện phổ biến trên cây hoa hồng là bọ rùa 6 vằn đen, bọ rùa chữ nhân, bọ rùa đỏ, bọ cánh cộc nâu và loài ruồi ăn rệp với mật độ (con/m2) lần lượt là 1,44; 0,4; 1,12; 0,52; 3,16 và chúng xuất hiện nhiều vào tháng 10, 1, và 2. Từ khóa: Biến động thành phần loài, côn trùng gây hại, cây hoa hồng, thiên địch, Tây Tựu. 1. Mở đầu Ở Việt Nam có khí hậu đa dạng, đất đai màu mỡ, phần đông dân sống bằng nghề nông nghiệp nên rất thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển. Tại miền Bắc, diện tích trồng hoa đạt trên 2000 ha và ngày càng được mở rộng. Trong đó, diện tích trồng hoa hồng khá cao, chiếm 40% diện tích trồng hoa trên cả nước (Nguyễn Xuân Linh, 2000) [1]. Hà Nội được đánh giá là vùng trồng và tiêu thụ hoa lớn nhất, nổi tiếng với các làng nghề trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Nhật Tân, Tây Tựu… Theo Đinh Văn Viết (1997)[2], nhu cầu sử dụng hoa của nhân dân thành phố Hà Nội khá cao 100% số người dùng hoa trong các ngày lễ tết; 96% vào các ngày rằm và 16% người dân dùng hoa hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay việc trồng hoa hồng đang gặp phải nhiều khó khăn từ khâu sản xuất đến thu hoạch, nhưng vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất hoa hồng đó là các loài côn trùng gây hại phát triển mạnh mà chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả, do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về thành phần loài, quy luật phát sinh phát triển của chúng và vai trò của các loài thiên địch đối với các loài sinh vật gây hại còn ít. Ngày nhận bài: 19/7/2019. Ngày sửa bài: 29/9/2019. Ngày nhận đăng: 1/10/2019. Tác giả liên hệ: Bùi Minh Hồng. Địa chỉ e-mail: bui_minhhong@yahoo.com 73 Bùi Minh Hồng*, Bùi Thị Như Quỳnh, Vũ Quang Mạnh và Sakkouna Phommavongsa Bài báo này cung cấp một số dẫn liệu về thành phần loài, biến động của côn trùng và thiên địch trên cây hoa hồng ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội là cơ sở khoa học cho việc phòng trừ côn trùng gây hại trên cây hoa hồng đạt hiệu quả cao và góp phần tăng sản lượng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Điều tra định kỳ tháng một lần từ tháng 10/2018 đến tháng 2/ 2019 theo phương pháp điều tra 5 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m, điểm nọ cách điểm kia 25 m và số điểm điều tra càng nhiều càng tốt, mỗi điểm cơ diện tích 5 m2. Quan sát, phát hiện và thu thập các loài côn trùng và thiên địch có trên tất cả các giống cây hoa hồng được trồng phổ biến và phương pháp nghiên cứu vai trò của các loài thiên địch trên cây hoa hồng theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT [3]. Phương pháp thu mẫu được tiến hành như sau: Đối với côn trùng và thiên địch sống trên cây dùng vợt để thu bắt con trưởng thành, hoặc bắt bằng tay đối với con non, nhộng bộ cánh vảy, cánh cứng... Mẫu thu được ngâm ngay vào cồn loãng 30% để bảo quản. Con trưởng thành bộ cánh vảy (Lepidoptera) thì cho vào túi ép giấy và đưa về ghim trên xốp và sấy ở nhiệt độ 450C trong 3 - 4 ngày. Tiến hành phân loại côn trùng và thiên địch theo hệ thống phân loại chuyên khảo của tác giả Charles et al., (2005)[4] và tham khảo tài liệu của Kazuo O và Hà Quang Hùng (2003) [5]. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Thành phần loài côn trùng gây hại trên cây hoa hồng tại Tây Tựu, Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần loài côn trùng gây hại trên cây hoa hồng tại các địa điểm nghiên cứu thuộc phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội và thu được kết quả trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Thành phần loài côn trùng trên cây hoa hồng tại Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội TT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến I Bộ Cánh đều (Homoptera) 1 Rệp vảy Aulacaspis sp. Diaspididae Thân + 2 Rệp muội Macrosiphum rosae Aphidiae Lá, ngọn non ++ (Linnaeus, 1758) II Bộ Cánh nửa (Hemiptera) 3 Bọ xít xanh Nezara viridula Pentatomidae ...

Tài liệu được xem nhiều: