Danh mục

Biến hình

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.17 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Con tắc kè. Con tắc kè núp sau chum nước. Con tắc kè may mắn của lão. Con tắc kè chưa bao giờ lão nhìn thấy mặt. Sáng nay nó lại về. Những tiếng kêu cuối cùng của nó nhỏ dần, tắt lịm. Lão cũng từ từ thoát ra khỏi giấc ngủ ngắn và nông. Giấc ngủ đến vào lúc tảng sáng, sau gần một đêm quần nhau với những câu thơ bất trị. Những câu thơ cố tình trêu ngươi lão, chợt hiện chợt biến như chơi trò trốn tìm. Thỉnh thoảng lão giật mình như đã tóm được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến hình Biến hình TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN ĐỨC TIẾNCon tắc kè. Con tắc kè núp sau chum nước. Con tắc kè may mắn của lão. Con tắc kè chưabao giờ lão nhìn thấy mặt. Sáng nay nó lại về.Những tiếng kêu cuối cùng của nó nhỏ dần, tắt lịm. Lão cũng từ từ thoát ra khỏi giấc ngủngắn và nông. Giấc ngủ đến vào lúc tảng sáng, sau gần một đêm quần nhau với nhữngcâu thơ bất trị. Những câu thơ cố tình trêu ngươi lão, chợt hiện chợt biến như chơi tròtrốn tìm. Thỉnh thoảng lão giật mình như đã tóm được chúng. Lão quờ tay vớ lấy cây bútchì vót nhọn để sẵn ở đầu giường. Lập cập giở tập giấy nháp. Nhưng khi ngọn giáo bútchì nhăm nhăm chực đóng đinh những vần thơ lên trang giấy thì chúng, những vần thơ cócánh ấy, lại vụt bay đi. Trò chơi diễn ra không ngừng nghỉ khiến lão mệt lả. Cuối cùng thìvẫn có những bài thơ được ra đời. Những bài thơ đủ cả mở đầu lẫn kết thúc. Và chúng sẽđược chuyển cho con gái lão - nhân viên văn phòng của một công ty trong thành phố -đánh máy, in ra bằng máy vi tính. Thoạt đầu, khi nhìn những con chữ in ngay ngắn, đềutăm tắp, lão ngạc nhiên tự hỏi: có đúng là thơ của mình không? Cái câu này có phải làcủa mình, hay là người khác đã sửa hộ? Rõ ràng là bản thảo in vi tính khác xa với thứ bảnthảo nguệch ngoạc viết tay. Chất lượng hình như hơn hẳn. Thêm đến mấy chân kính.Chẳng khác gì những bài thơ được in trên báo. Nhưng đấy chỉ là cảm giác ban đầu. Khiquen rồi, lão buồn rầu nhận ra cả tập giấy A4 kia thực ra vẫn chỉ kín đặc những xác chữ -kết quả của những cuộc săn đuổi bất thành trong đêm.Có những đợt con tắc kè đi vắng. Như một kẻ rời nhà đi làm ăn xa. Những hôm đó lãophải tự thức dậy từ rất sớm. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng từ tối hôm trước. Nhữngbài thơ soạn riêng theo từng chủ đề đã nằm gọn trong chiếc túi vải. Lão chỉ việc mangchúng đến các tòa soạn. Cô con gái thấy lão sửa soạn lên đường thì nói vọng ra từ trongmàn: “Bố lại đi đơm đó à”? Cái gì? Đơm đó? Ờ... ờ... Lần đầu tiên nghe đứa con gái hỏi,lão chưa kịp hiểu ra ngay. Nhưng khi hiểu rồi thì lão mỉm cười. Con bé hóm thật. Nó vícái việc đi gửi thơ đăng báo của lão giống như anh chàng nhà quê mỗi sáng lọ mọ xáchđó đi đơm. Nhưng lão biết nó chỉ trêu đùa thế thôi. Chứ ngày nào nó cũng dành thì giờrỗi ở công ty cặm cụi đánh máy và in bản thảo giúp lão. Lão đã thả không biết bao nhiêucái đó rồi, và vẫn tiếp tục chờ đợi.Thành phố nơi lão sống không lớn, nhưng cũng có một tờ báo ra hàng ngày, một tờ rahàng tuần vào chủ nhật, một tờ tạp chí ra hàng tháng, và không dưới mười tờ khác ra bấtthường dưới dạng bản tin hay đặc san... Tất cả đều có in thơ. Cung cấp xong thơ chonhững nơi đó là gần hết buổi sáng. Lão khoan khoái đạp xe đến thư viện. Tiếp theo làkhoảng thời gian hạnh phúc nhất trong ngày. Phòng đọc của thư viện yên tĩnh và vắng vẻ.Lão là khách quen ở đây - có lẽ là người khách duy nhất chẳng cần thẻ mà vẫn được tựdo ra vào, tìm chọn sách báo ở trên giá. Lão lần lượt giở những tờ báo quen biết, và dừnglại rất lâu ở những trang thơ. Vẫn như mọi lần, không có tờ báo nào in thơ của lão.Nhưng điều đó chẳng hề gì. Miễn là thơ vẫn có mặt. Thơ của ai cũng được. Thế giới điênđảo đến cỡ nào thì thơ vẫn sống. Lão không thể hình dung báo chí lại chỉ rặt những tintức chiến sự, khủng bố, bắt cóc con tin, giá vàng, giá dầu mỏ, thị trường chứng khoán, tốcđộ tăng GDP, những cuộc viếng thăm mặc cả trên bàn hội nghị của các nguyên thủ, cáccô gái miền Tây đua nhau lấy chồng ngoại, không khí nghẹt thở của các kỳ thi đại họchay những núi dưa hấu, vải thiều thối rữa vì tắc nghẽn ở các cửa khẩu... Lúc ấy chắc phảilà ngày tận thế.Niềm tin thơ sống dai của lão còn được củng cố bằng một lần về thăm quê. Sau mấy chụcnăm bỏ làng đi sinh sống làm ăn ở nơi khác, đến tận lúc về hưu lão mới có dịp quay về.Trời ơi, cái làng ngày xưa của lão đây ư? Những ngôi nhà tường đất, mái rạ lụp xụp xiêuvẹo. Đường trong xóm bùn lầy đến mắt cá chân. Những cặp mắt ngơ ngác tò mò... Chẳngcó gì khác trước. Vợ chồng lão ở chơi nhà ông anh họ. Mâm cơm đãi khách dọn ra, chỉ cómấy lão già được ngồi xếp bằng tròn với nhau trên tấm phản ở nhà trên, còn bọn đàn bàcon gái vẫn phải xúm xít chấm mút với nhau dưới bếp. Ông anh họ hai hàm răng chỉ còntoàn lợi, uống là chính, cao hứng nâng chén rượu lên ngang mày, đọc bài thơ vừa sángtác mừng chú em bao năm lưu lạc trở về. Thơ giống như thứ bệnh truyền nhiễm, càng ởchỗ có hơi rượu càng dễ lây. Thế là cả mâm rượu hôm ấy biến thành câu lạc bộ thơ.Chẳng ông nào chịu kém ông nào. Những câu thơ phều phào, nhếnh nháng rớt xuốngphản, một lát sau bắt đầu chảy thành dòng xuống nền nhà. Nền nhà nhơm nhớp, sền sệt.Rồi lõng bõng. Rồi dâng cao. Guốc dép lập lờ. Đám đàn bà con gái từ dưới bếp nhao lên,xô chậu loảng xoảng, hò nhau múc thơ đổ ra ngoài. Lão ngồi dựa lưng vào tường, nửatỉnh nửa say, nửa nghe nửa nhìn những âm thanh hình ảnh quay cuồng xung quanh. Ônganh họ gục mặt xuống đùi ...

Tài liệu được xem nhiều: