Danh mục

Biện pháp nâng cao khả năng tiền đọc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 624.94 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra hệ thống các biện pháp: Tạo không gian lớp học thuận lợi cho việc học đọc, hình thành khả năng đọc cho trẻ qua trò chơi, tạo mọi điều kiện trong các hoạt động sinh hoạt và việc lựa chọn phối hợp các phương pháp thích hợp khi tổ chức các hoạt động
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp nâng cao khả năng tiền đọc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non 358 BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIỀN ĐỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON SV. Đào Thị Kim Quyên ThS. Hồ Thị Thu Hà Tóm tắt. Việc chuẩn bị khả năng tiền đọc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là hoạtđộng vô cùng quan trọng ở trường mầm non. Để đảm bảo chuẩn bị học đọc cho trẻvào lớp một cần phải có biện pháp cụ thể gắn liền thực tiễn giáo dục và mang tínhkhoa học. Bài báo đưa ra hệ thống các biện pháp: Tạo không gian lớp học thuận lợicho việc học đọc, hình thành khả năng đọc cho trẻ qua trò chơi, tạo mọi điều kiệntrong các hoạt động sinh hoạt và việc lựa chọn phối hợp các phương pháp thích hợpkhi tổ chức các hoạt động. Các biện pháp này đã được chúng tôi nghiêm túc thực hiệnvà đã thu được kết quả như mong đợi ở trẻ 5 -6 tuổi. Từ khóa: Chuẩn bị khả năng tiền đọc, biện pháp nâng cao, trẻ mẫu giáo,trường mầm non.1. Đặt vấn đề Chuẩn bị khả năng tiền đọc cho trẻ rất quan trọng. Bởi nó gắn liền với việcchuẩn bị tập hợp các kĩ năng nhận thức như: Chú ý, trí nhớ, liên tưởng và sự tự điềuchỉnh về hành vi đọc sách của trẻ. Thời điểm chín muồi để tiếp cận việc chuẩn bị khảnăng tiền đọc cho trẻ có hiệu quả là giai đoạn trẻ 5-6 tuổi. Nói như thế, không phải làdạy cho trẻ học đọc như một học sinh thực thụ mà giúp trẻ làm quen với việc học đọc,bằng việc phối hợp nhiều phương pháp và nội dung giáo dục phù hợp tâm sinh lí, làmtiền đề cho việc học đọc của trẻ sau này ở trường phổ thông. Do vậy, việc xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng tiền đọc cho trẻ mẫugiáo được xem là cấp thiết.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc phát triển khả năng tiền đọc cho trẻmẫu giáo 5 -6 tuổi 2.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp Các nguyên tắc để xây dựng hệ thống biện pháp: 2.1.1. Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ Khi giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tiền đọc cho trẻ, phảikích thích được hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ, các hoạt động phải phù hợp vớilứa tuổi 5 – 6 tuổi, dựa vào nội dung chương trình giáo dục mầm non hay căn cứ vàobộ chuẩn trẻ em năm tuổi. 2.1.2. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ Các biện pháp phát triển khả năng tiền đọc của trẻ được đề ra phải bám sát vàotrẻ lấy trẻ là trung tâm giáo dục, giáo dục phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phứctạp.Có như thế, sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô, thích thú tìm tòikhám phá mọi thứ mới lạ xuất hiện trong lớp, đặt ra câu hỏi khi không hiểu… Đây làtiền đề tốt để phát huy khả năng tiền đọc cho trẻ. 359 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp Giáo viên phải chú trọng đảm bảo tính tích hợp trong từng hoạt động, nâng caohiệu quả giáo dục toàn diện nói chung và khả năng tiền đọc cho trẻ nói riêng. Đây lànguyên tắc rất quan trọng không thể thiếu trong từng hoạt động dạy của giáo viênnhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ. 2.1.4. Nguyên tắc phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương Các biện pháp phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc mang tính thực tiễn caobởi nó đã gắn liền với điều kiện thực tế của từng trường mầm non đáp ứng nhu cầugiáo dục hiệu quả. 2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển khảnăng tiền đọc cho trẻ 2.2.1. Tạo không gian lớp học thuận lợi cho việc học đọc. Ta có thể khẳng định rằng đối với trẻ mầm non lớp học là nơi kích thích trẻ họctập và vui chơi mang lại hiệu quả. Do vậy, muốn phát triển khả năng học đọc của trẻgiáo viên khai thác tối đa các tranh ảnh có nội dung mang tính giáo dục, trang trí lớphọc phù hợp chủ đề, các kí hiệu biểu tượng trong lớp học...Ví dụ: Ở chủ đề bản thângiáo viên giới thiệu cho trẻ làm quen tranh “Cơ thể của tôi” và các bước rửa tay hỏigợi mở cho trẻ (đây tranh gì? Con hãy liệt kê những gì con thấy trong tranh? Con thấytranh như thế nào?...) sau đó cho cháu lựa chọn chỗ dán tranh trong lớp học. Ở các góccũng vậy, chẳng hạn góc Bé Tập Làm Nội Trợ giáo viên chuẩn bị nhiều tranh vềnguyên vật liệu làm món ăn, khi cho trẻ thực hiện làm “ Bánh mì kẹp ba tê” cô cho trẻhình thành ý tưởng bằng cách lực chọn các bức tranh có hình những nguyên liệu cầnthiết làm “Bánh mì kẹp ba tê” như : bánh mì, dưa leo, ba tê, ngò, nước tương... và sắpxếp chúng theo sơ đồ nhánh xong sẽ nhìn vào sơ đồ và đọc cho các bạn cùng nghe. Ngoài những góc này ta có thể tạo không gian được học đọc cho trẻ ở các góckhác như góc âm nhạc, góc thiên nhiên, góc xây dựng,.. Trong tiết dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học cô cho trẻ đọc thơ, truyện thôngqua đồ dùng dạy học như: tranh mô tả câu chuyện, bài thơ, đồ chơi ( con vật, búpbê,…) hay dùng biểu t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: