Danh mục

Biện pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Việt Nam trong bổi cảnh hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 820.31 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, việc sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) trong các trường phổ thông (THPT) nói chung và các trường THPT Việt Nam nói riêng còn gặp nhiều bất cập như: Nhận thức của nhà quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò của TBDH trong quá trình dạy học; hiệu quả sử dụng TBDH chưa cao; số lượng, chất lượng TBDH tại các trường học chưa phân bố đủ và đáp ứng yêu cầu dạy học... Bài báo, đánh giá thực trạng quản lí sử dụng TBDH ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Việt Nam trong bổi cảnh hiện nayHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0196Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 170-179This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VIỆT NAM TRONG BỔI CẢNH HIỆN NAY Phùng Thị Lý Hằng Phòng Quản trị - Thiết bị, Học viện Quản lý giáo dục Tóm tắt. Hiện nay, việc sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) trong các trường phổ thông (THPT) nói chung và các trường THPT Việt Nam nói riêng còn gặp nhiều bất cập như: nhận thức của nhà quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò của TBDH trong quá trình dạy học; hiệu quả sử dụng TBDH chưa cao; số lượng, chất lượng TBDH tại các trường học chưa phân bố đủ và đáp ứng yêu cầu dạy học... Bài báo, đánh giá thực trạng quản lí sử dụng TBDH ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Tôi khảo sát xin ý kiến 568 người (trong đó: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường THPT: 88 người; Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và nhân viên TBDH thuộc các trường THPT là 240 người; Học sinh 9 trường THPT là 240 người). Từ các kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đề xuất 7 giải pháp khả thi cho quản lí sử dụng TBDH trong nhà trường THPT nhằm đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Từ khóa: Quản lí thiết bị dạy học, giải pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học, giáo dục phổ thông.1. Mở đầu Với những thành tựu của khoa học kĩ thuật và sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông hiệnđại, đa dạng, các phương tiện dạy học nói chung và các thiết bị dạy học nói riêng đã được đưa vào sửdụng trong dạy học ngày càng có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc đổi mới nội dung và phương phápdạy học trong nhà trường. Thiết bị dạy học (TBDH) hay đồ dùng dạy học (ĐDDH) là một bộ phận của cơ sở vật chấttrường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà người giáo viên (GV) sửdụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh (HS). Đồng thời, chúng là nguồn tri thức, làphương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêudạy học. Đặc biệt, TBDH có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc thông qua việc sử dụng TBDH cóhiệu quả sẽ góp phần quan trọng nhất không những trong việc hình thành tư duy khoa học cho HSmà còn góp phần phát triển kĩ năng nghề nghiệp của chính người GV. TBDH có mối quan hệ vớicác thành tố khác như: phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạyhọc. Trong chương trình dạy học phổ thông, hệ thống TBDH ở nhà trường bao gồm các hệthống TBDH theo môn học gồm có các loại TBDH sau: các vật thật, các phương tiện miêu tảđối tượng, hiện tượng trong không gian hai chiều, đa chiều hoặc bằng ngôn ngữ tự nhiên vànhân tạo, các thiết bị để tái tạo hay các phương tiện kĩ thuật dùng để truyền tải thông tin ghitrong các phương tiện nghe nhìn, kiểm tra mối liên hệ ngược… [1]. Cho dù hiểu dưới góc độ nào thì việc sử dụng TBDH từ phía người dạy và người học đềunhằm mục đích đảm bảo chất lượng dạy học, đặc biệt là hình thành các năng lực chung và năngNgày nhận bài: 19/8/2018. Ngày sửa bài: 19/11/2018. Ngày nhận đăng: 12/12/2018.Tác giả liên hệ: Phùng Thị Lí Hằng. Địa chỉ e-mail: hangpl70@gmail.com170 Biện pháp quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông Việt Nam trong bổi cảnh hiện naylực chuyên biệt cho người dạy và người học. Thực tế, quản lí hoạt động sử dụng TBDH của Hiệutrưởng được đánh giá bằng kết quả tương tác giữa người dạy và người học để phát triển năng lực,sự đáp ứng phù hợp với nhu cầu sử dụng và phát triển hiệu quả tương tác với TBDH [2]. Tronghệ thống trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn vềvấn đề công tác quản lí TBDH hiệu quả. Tình trạng có trường thiếu thốn TBDH nhưng cũng vẫncòn có nhiều trường thì TBDH còn vẫn chưa từng sử dụng lần nào vì chưa được chuyển giao côngnghệ hoặc quá mất nhiều thời gian để sử dụng nó trong giờ dạy của GV. Một trong những nguyênnhân quan trọng ở đây chính là do chưa có sự phối kết hợp giữa đội ngũ làm công tác TBDH vàGV, bởi vì có thể những giờ dạy thực hành thì HS lại phải làm việc với đội ngũ này là chủ yếu.Trong khi có những bộ môn mà giờ thực hành nhiều thì gần như là không đủ phòng thực hànhhoặc thiếu cán bộ TBDH có năng lực hướng dẫn nên hiệu quả sử dụng trong các giờ thực hànhchưa cao và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Nguyên nhân cơ bản là: chưa có sự kếthợp chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành; phương pháp thi kiểm tra đánh giá năng lực HS;trách nhiệm của giáo viên bộ môn có giờ thực hành; điều kiện đảm bảo; phương pháp quản lí.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Môi trường dạy học và hiệu quả sử dụng TB ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: