Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 107.64 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Làm thế nào để khơi dậy được hứng thú học tập, khơi dậy được khả năng sáng tạo cũng như hoạt động tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học môn Mĩ thuật ở trường Trung học cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Bài viết đề cập một số vấn đề lí luận về hứng thú học tập, các biện pháp tạo hứng thú và niềm say mê để học sinh phát huy được tính sáng tạo của mình thông qua môn học Mĩ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0017 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 146-154 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thu Tuấn Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Làm thế nào để khơi dậy được hứng thú học tập, khơi dậy được khả năng sáng tạo cũng như hoạt động tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học môn Mĩ thuật ở trường Trung học cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Bài viết đề cập một số vấn đề lí luận về hứng thú học tập, các biện pháp tạo hứng thú và niềm say mê để học sinh phát huy được tính sáng tạo của mình thông qua môn học Mĩ thuật. Từ khóa: Hứng thú học tập; Hứng thú sáng tạo; Mĩ thuật. 1. Mở đầu Một trong những quan điểm chủ đạo của việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay là phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của người học. Dạy học (DH) muốn có hiệu quả, nhất thiết phải được tổ chức sao cho học sinh (HS) thực sự hoạt động trong môi trường có sự tương tác giữa thầy với trò, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể. Tất cả những hoạt động đó chỉ thực sự đạt được khi hứng thú học tập (HTHT) và nhu cầu nhận thức của người học đã được khơi dậy. Hứng thú có vai trò quan trọng đối với hoạt động của cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động nhận thức nói chung và hoạt động học tập nói riêng. Đã có rất nhiều công trình khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu về hứng thú và HTHT ở các độ tuổi và các cấp học khác nhau. Những nghiên cứu đã diễn ra gần đây nhưng cho đến hiện nay nó vẫn còn nguyên giá trị cả về lí luận và thực tiễn trong khi ảnh hưởng của xã hội – nhất là các phương tiện truyền thông và nhu cầu nhân lực đã làm thay đổi hứng thú của HS [5]. Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú của các nhà tâm lí học như: Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Hà Nhật Thăng, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Xuân Thức, Phạm Hoàng Gia. . . Nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy [3] khi nghiên cứu đặc điểm nhân cách của lứa tuổi thiếu niên cho rằng: hứng thú của các em thiên về hành động thực tiễn hơn là nhận thức lí thuyết; đồng thời hứng thú của các em mang tính chất bay bổng, cao xa, chứ không thiết thực, không sát với yêu cầu hoạt động của bản thân. Để dần dần đưa các em tới chỗ có hứng thú với những vấn đề lí luận, chúng ta phải đưa các em vào hoạt động cụ thể. Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Tất Dong [2] đã coi hứng thú như là một yếu tố để hình thành năng lực kĩ thuật cho HS phổ thông; coi ham muốn học, thích thú học là điều kiện tiên quyết để hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Ngày nhận bài: 8/9/2015. Ngày nhận đăng: 2/2/2016. Liên hệ: Nguyễn Thu Tuấn, e-mail: thutuan.dhsphn@gmail.com. 146 Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật... Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn [13] thì hứng thú là một thành tố trong hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung ý chí cao độ, sự mê say hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và bề sâu của sự thích thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Như vậy, các nhà tâm lí học Việt Nam đã coi hứng thú như là một động lực để phát triển và hình thành nhân cách của con người. Trong học tập, hứng thú phát triển theo lứa tuổi HS và việc định hướng hứng thú sẽ giúp các em có động cơ lành mạnh, say mê hoạt động và chiếm lĩnh tri thức. Rõ ràng, việc nghiên cứu phát triển hứng thú của HS trong quá trình học tập sẽ góp phần giúp người học phát triển toàn diện về nhân cách, kích thích các em say mê hoạt động, tìm hiểu khoa học. Theo quan điểm của chúng tôi, việc hình thành và phát triển HTHT cho HS vừa là mục đích, vừa là nhiệm vụ quan trọng của mọi giáo viên (GV) trong quá trình DH. Muốn HS học tập tốt, thành công trong học tập, GV phải biết tạo hứng thú và niềm say mê để các em phát huy được tính sáng tạo của mình. Trong DH Mĩ thuật (MT) ở trường phổ thông nói chung và Trung học cơ sở (THCS) nói riêng, điều quan trọng nhất là phải khơi dậy được ở HS lòng ham thích tái hiện một đề tài mà các em yêu thích. Khi HS đã hứng thú, đã tự ý thức được nhiệm vụ học tập, người học sẽ tự đặt mình vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Khi có hứng thú, HS sẽ say mê với môn học, sẽ tự tin, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới, sẽ tích cực và sáng tạo khi giải quyết các nhiệm vụ học tập. . . Có thể nói, HTHT là điều kiện tất yếu để mỗi HS p ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0017 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 146-154 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thu Tuấn Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Làm thế nào để khơi dậy được hứng thú học tập, khơi dậy được khả năng sáng tạo cũng như hoạt động tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học môn Mĩ thuật ở trường Trung học cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Bài viết đề cập một số vấn đề lí luận về hứng thú học tập, các biện pháp tạo hứng thú và niềm say mê để học sinh phát huy được tính sáng tạo của mình thông qua môn học Mĩ thuật. Từ khóa: Hứng thú học tập; Hứng thú sáng tạo; Mĩ thuật. 1. Mở đầu Một trong những quan điểm chủ đạo của việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay là phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của người học. Dạy học (DH) muốn có hiệu quả, nhất thiết phải được tổ chức sao cho học sinh (HS) thực sự hoạt động trong môi trường có sự tương tác giữa thầy với trò, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể. Tất cả những hoạt động đó chỉ thực sự đạt được khi hứng thú học tập (HTHT) và nhu cầu nhận thức của người học đã được khơi dậy. Hứng thú có vai trò quan trọng đối với hoạt động của cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động nhận thức nói chung và hoạt động học tập nói riêng. Đã có rất nhiều công trình khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu về hứng thú và HTHT ở các độ tuổi và các cấp học khác nhau. Những nghiên cứu đã diễn ra gần đây nhưng cho đến hiện nay nó vẫn còn nguyên giá trị cả về lí luận và thực tiễn trong khi ảnh hưởng của xã hội – nhất là các phương tiện truyền thông và nhu cầu nhân lực đã làm thay đổi hứng thú của HS [5]. Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú của các nhà tâm lí học như: Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Hà Nhật Thăng, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Xuân Thức, Phạm Hoàng Gia. . . Nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy [3] khi nghiên cứu đặc điểm nhân cách của lứa tuổi thiếu niên cho rằng: hứng thú của các em thiên về hành động thực tiễn hơn là nhận thức lí thuyết; đồng thời hứng thú của các em mang tính chất bay bổng, cao xa, chứ không thiết thực, không sát với yêu cầu hoạt động của bản thân. Để dần dần đưa các em tới chỗ có hứng thú với những vấn đề lí luận, chúng ta phải đưa các em vào hoạt động cụ thể. Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Tất Dong [2] đã coi hứng thú như là một yếu tố để hình thành năng lực kĩ thuật cho HS phổ thông; coi ham muốn học, thích thú học là điều kiện tiên quyết để hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Ngày nhận bài: 8/9/2015. Ngày nhận đăng: 2/2/2016. Liên hệ: Nguyễn Thu Tuấn, e-mail: thutuan.dhsphn@gmail.com. 146 Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật... Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn [13] thì hứng thú là một thành tố trong hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung ý chí cao độ, sự mê say hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và bề sâu của sự thích thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Như vậy, các nhà tâm lí học Việt Nam đã coi hứng thú như là một động lực để phát triển và hình thành nhân cách của con người. Trong học tập, hứng thú phát triển theo lứa tuổi HS và việc định hướng hứng thú sẽ giúp các em có động cơ lành mạnh, say mê hoạt động và chiếm lĩnh tri thức. Rõ ràng, việc nghiên cứu phát triển hứng thú của HS trong quá trình học tập sẽ góp phần giúp người học phát triển toàn diện về nhân cách, kích thích các em say mê hoạt động, tìm hiểu khoa học. Theo quan điểm của chúng tôi, việc hình thành và phát triển HTHT cho HS vừa là mục đích, vừa là nhiệm vụ quan trọng của mọi giáo viên (GV) trong quá trình DH. Muốn HS học tập tốt, thành công trong học tập, GV phải biết tạo hứng thú và niềm say mê để các em phát huy được tính sáng tạo của mình. Trong DH Mĩ thuật (MT) ở trường phổ thông nói chung và Trung học cơ sở (THCS) nói riêng, điều quan trọng nhất là phải khơi dậy được ở HS lòng ham thích tái hiện một đề tài mà các em yêu thích. Khi HS đã hứng thú, đã tự ý thức được nhiệm vụ học tập, người học sẽ tự đặt mình vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Khi có hứng thú, HS sẽ say mê với môn học, sẽ tự tin, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới, sẽ tích cực và sáng tạo khi giải quyết các nhiệm vụ học tập. . . Có thể nói, HTHT là điều kiện tất yếu để mỗi HS p ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational sciences Hứng thú học tập Hứng thú sáng tạo Trung học cơ sở Biện pháp tạo hứng thú Phương pháp dạy họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổ chức dạy học hợp tác có sự hỗ trợ của giáo án điện tử vào môn Tin học cơ bản
5 trang 260 0 0 -
66 trang 260 1 0
-
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ ( QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ )
7 trang 166 0 0 -
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 2: Phần 1
112 trang 131 0 0 -
Dạy học theo dự án – một trong những động lực phát triển kĩ năng tự học của sinh viên
14 trang 113 0 0 -
11 trang 104 0 0
-
142 trang 86 0 0
-
72 trang 82 0 0
-
7 trang 76 1 0
-
Một số vấn đề cần chú trọng về đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay
6 trang 69 0 0