Danh mục

Biên soạn bài học lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ theo định hướng dạy học tích hợp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 610.96 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để hướng tới việc tiếp cận dần với dạy học tích hợp trong môn Lịch sử ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm biên soạn bài học lịch sử địa phương theo các chuyên đề trong đó đặc biệt chú trọng đến sử dụng kết hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Các bài học lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ được đề xuất trên được biên soạn theo tinh thần đổi mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biên soạn bài học lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ theo định hướng dạy học tích hợp DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Biên soạn bài học lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ theo định hướng dạy học tích hợp TS. Hà Thị Lịch* và TS. Trần Vân Anh ** Tóm tắt Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã chứng tỏ việc thực hiện quan điểm tích hợp sẽ làm tăng tính hiệu quả của các hoạt động giáo dục. Vì thế, việc vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học lịch sử địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử đại phương vốn là một yêu cầu cấp thiết đối với việc giáo dục toàn diện học sinh THPT hiện nay. Để hướng tới việc tiếp cận dần với dạy học tích hợp trong môn Lịch sử ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm biên soạn bài học lịch sử địa phương theo các chuyên đề trong đó đặc biệt chú trọng đến sử dụng kết hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Các bài học LSĐP tỉnh Phú Thọ được đề xuất trên được biên soạn theo tinh thần đổi mới. 1. Đặt vấn đề Trong trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có ưu thế trong việc thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục mà Đảng đã đề ra. Ngoài phần lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương có một vị trí quan trọng. Trước hết, việc dạy học lịch sử địa phương chính là cơ sở để giáo dục tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống và những nét đẹp địa phương mình đang sống, từ đó có trách nhiệm công dân với làng quê, với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên. Mặt khác, dạy học Lịch sử địa phương còn có tác dụng quan trọng đối với việc rèn luyện các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, thực hành các công tác xã hội … Để nâng cao chất lượng biên soạn và dạy học lịch sử địa phương, GV có thể vận dụng một phương pháp dạy học có ưu thế trong dạy học lịch sử địa phương đó là dạy học tích hợp. 2. Nội dung Hầu hết các nhà nghiên cứu giáo dục hiện nay đều đồng thuận cho rằng tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, từ thập niên 90 cuả thế kỉ XX trở lại * Đại học Hùng Vương, Phú Thọ ** Cao đẳng sư phạm Hà Nội 217 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng ở nhà trường phổ thông. Đối với chương trình PTTH, môn Lịch sử đã và đang lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi không đi sâu vào trình bày phần lý luận về dạy học tích hợp mà trực tiếp trình bày việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ theo định hướng dạy học tích hợp. 2.1. Biên soạn bài học lịch sử địa phương dùng cho THPT tỉnh Phú Thọ theo định hướng dạy học tích hợp * Các căn cứ biên soạn Để biên soạn các bài học về LSĐP tỉnh Phú Thọ phục vụ dạy học trong trường THPT, chúng tôi dựa trên các căn cứ sau: Thứ nhất, căn cứ vào mục tiêu bộ môn Lịch sử và nội dung kiến thức cơ bản của LSDT trong khóa trình lịch sử ở trường THPT, chúng tôi xác định nội dung LSĐP tỉnh Phú Thọ để lựa chọn kiến thức xây dựng bài học, đảm bảo được tính toàn diện, tính cơ bản, tính hệ thống của kiến thức LSĐP, góp phần đạt mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Thứ hai, căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn dạy học môn Lịch sử ở trường THPT và tài liệu phục vụ giảng dạy LSĐP ở THCS do Sở Giáo dục và đào tạo Phú Thọ ban hành, trên cơ sở kiến thức đồng tâm ở THCS và THPT, chúng tôi xây dựng nội dung bài học LSĐP ở trường THPT đảm bảo tính kế thừa, phát triển. Thứ ba, trên cơ sở định hướng đổi mới dạy học lịch sử, xuất phát từ phương châm giáo dục “gắn lý thuyết với thực hành”, “gắn nhà trường với đời sống xã hội”, chúng tôi chú ý tới đổi mới cách biên soạn và thể hiện mỗi bài học theo hướng tinh giản cung cấp nội dung kiến thức, tăng cường kênh hình với tư cách là nguồn kiến thức, bổ sung câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức và liên hệ với địa phương (nghĩa hẹp) HS đang sống. Cơ chế sư phạm của mỗi bài học gồm phần dẫn nhập bài học, nội dung chính, kênh hình, câu hỏi, bài tập và tài liệu tham khảo. Thứ tư, bên cạnh kiến thức cơ bản, chính xác, nội dung mỗi bài học còn thể hiện tính “mở”: không áp đặt nhận định, GV và HS có thể bổ sung kiến thức từ tài liệu sưu tầm và từ thực tiễn, GV và HS có thể liên hệ thực tế cuộc sống địa phương...Điều này, tạo điều kiện cho GV tổ chức các hoạt động dạy – học, nhằm giúp HS phát triển một cách toàn diện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: