Danh mục

Biến Tấu Đời Thường

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.39 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ðêm lặng lờ, từng đợt gió hun hút lùa sâu qua cửa sổ, bình hoa bất tử trên bàn chao đảo rồi đổ xuống vỡ tan. Em rùng mình vì cảm giác lạnh lẽo đang vây phủ khắp căn phòng. Hơn bao giờ hết trạng thái bất ổn gần như là hoảng hốt xâm chiếm và dồn nén em đến tận cùng. Chợt nghe văng vẳng một thứ âm thanh sắc lạnh, ban đầu còn yếu ớt, dần dần rõ ràng hơn. Em thò đầu ra khỏi chăn, tai hướng qua cửa sổ. "Eéc...éec!". Tiếng kêu như bị nghẹt lại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến Tấu Đời Thườngvietmessenger.com Song Hà Biến Tấu Đời Thường1. Ðêm lặng lờ, từng đợt gió hun hút lùa sâu qua cửa sổ, bình hoa bất tử trên bàn chao đảorồi đổ xuống vỡ tan.Em rùng mình vì cảm giác lạnh lẽo đang vây phủ khắp căn phòng. Hơn bao giờ hết trạngthái bất ổn gần như là hoảng hốt xâm chiếm và dồn nén em đến tận cùng.Chợt nghe văng vẳng một thứ âm thanh sắc lạnh, ban đầu còn yếu ớt, dần dần rõ ràng hơn.Em thò đầu ra khỏi chăn, tai hướng qua cửa sổ. Eéc...éec!. Tiếng kêu như bị nghẹt lại rồithoát ra não nùng, khắc khoải.Em nhận ra tiếng chim lợn ăn đêm, hồi nhỏ nghe tiếng kêu rờn rợn của nó em rất sợ. Khônghiểu sao bây giờ em lại cảm thấy thanh thản nhẹ nhàng hơn khi nghe thứ âm thanh nãonùng ấy. Eéc...éec!. Em thò cả đầu ra cửa hun hút gió để theo dõi từng tiếng đập cánhphần phật.Buổi sáng. Tỉnh dậy thấy đầu óc thanh thản hơn nhưng nhớ ký túc ghê gớm trong đầu emlần lượt hiện lên khuôn mặt dáng dấp từng đứa trong phòng.Hôm thầy chủ nhiệm thông báo lớp nghỉ nửa tháng để đi thực tập ở Huế, em sung sướnggào toáng lên vì sắp được về nhà. Căn nhà lạnh lẽo mà em từng co ro trong đó.Vậy mà vừa chân ướt chân ráo về được mấy ngày em đã nhớ cồn cào cái nơi mà mìnhtừng ruồng rẫy.2. Mặc dù được cha thông báo trước ở quê giờ như phố rồi em vẫn lơ ngơ láo ngáo nhưlạc vào một vùng ngoại ô Hà Nội. Phải đến 3 năm rồi em chưa về lại nơi đây, nên hơn nửatiếng vòng vo em mới xác định được chỗ cây gạo cụt ngọn kia trước đây là hồ sen của hợptác xã. Giờ người ta san bằng xây lên mấy dẫy nhà cao tầng làm chỗ cho khách du lịchthuê.Cái miếu Thành hoàng cạnh bờ sông không còn nữa, thế vào đó là nhà hàng đặc sản.Trước kia nơi đây u tịch hoang sơ đến gai người, không biết người nào đã dám dời ThànhHoàng đi chỗ khác để trưng cái biển hiệu sặc mùi phàm tục: Nhà hàng đặc sản các mónnhậu dân tộc!Vòng vèo qua mấy quán karaoke thấy một con bé mặc váy cũn cỡn thỏn thẻn với em. Quênnhau rồi sao cô cử ?. Mặc dù có điệu đàng hơn, ăn mặc môđen hơn trước nhưng em vẫnnhận ra Lan. Lan là bạn học thời phổ thông, học hết lớp 11 thì bỏ đi buôn gạo trên miềnngược. Thầy giáo chủ nhiệm tặc lưỡi Không có học thì cũng đến mức ấy mà thôi. Tronglớp có đứa bảo : Có khi như thế lại hay!Nó vênh váo một cách lộ liễu :Trông hàng karaoke tuy không được như bọn mày nhưngtháng cũng được vài vé. Thế ông bà già viện trợ cho mày một tháng bao nhiêu?. Em cườichua chát vì hai chữ viện trợ của nó. Em đáp qua loa vài câu rồi lặng lẽ đi.Rẽ qua chợ mua cho mẹ mấy thứ lá xông em bắt gặp cô giáo đang tíu tít bề bộn giữa hàngcơm phở chật hẹp. Bên cạnh rổ bún nghễu nghện là vô thiên lủng hành tỏi, chân giò, gà luộc,cô vừa thái thịt, rửa rau vừa luôn miệng :Có ngay, có ngay!. Cái dáng vẻ trầm tĩnh nghiêmnghị của cô trước bục giảng biến mất hoàn toàn. Em đờ đẫn không dám nhìn lâu sợ cô pháthiện ra mình. Câu nói ngày trước của cô : Cứ học đi để biết, đời không đơn giản chút nàođâu, đeo đẳng em đến tận bây giờ...3. Về nhà, Mẹ hỏi: Có thích vịt tần không?. Nhưng trưa rồi làm sao kịp. Mẹ cười: Ðơngiản gọn nhẹ thôi, chỉ cần gọi một tiếng là người ta mang tận nhà.Chắc mẹ nghĩ ở ký túc em thiếu chất nên bồi dưỡng thêm, ở Hà Nội tuy kham khổ thậtnhưng em vẫn muốn được thưởng thức món canh riêu cua do chính tay mẹ nấu. Nhưngkhông muốn mẹ mất vui, em hào hứng: Chắc là đặc sản mẹ nhỉ?. Mẹ bảo: Ba mươi ngànmột suất chứ ít đâu. Em nhẩm tính được một tháng ăn bánh mì sáng.Cơm trưa xong mẹ bảo: Chiều con ra phụ quán với cha, dạo này khách đông lắm.Cha em trước công tác ở Hội văn nghệ tỉnh, thỉnh thoảng ông cho ra đời một tập thơ vớinhan đề nghe là lạ. Trong gần mười năm làm nhà thơ ông in được chừng 6-7 tập. Cuốnnào cũng nhắc đến Tiếng đại bác ầm ầm như sấm, Vệt lửa cháy sáng rực trời đêm. Cólần em hỏi: Sao không có tình yêu hở cha ?. Ông làm mặt nghiêm bảo: Chiến tranh là đầurơi máu chảy chứ có phải đùa đâu mà yêu đương nhăng nhít như bây giờ.Dân trí của ta còn thấp quá, người đủ trình độ thẩm thấu thơ còn hiếm lắm, ông bảo thế.Không biết có phải vậy hay không nhưng em thấy mỗi lần thơ ông in ra là một lần ông kè kèhàng tá sách đi vận động giáo viên trong tỉnh mua ủng hộ. Em hỏi: Thế có lỗ không cha?.Ông sửng cồ : Làm nghệ thuật chứ có phải buôn bán hàng hoá đâu mà bảo lỗ với lãi. Emcười: Nhưng nghệ thuật phải vị nhân sinh chứ ?. Ông nhả khói thuốc mù mịt rồi lắc đầuchán nản: Nhân sinh của chúng mày là một ngày hai bữa cơm đủ no để có sức mà ngọnguậy, bọn trẻ chúng mày chẳng hiểu gì về nghệ thuật cả.Em thấy có khi ông nói đúng, cái mà bọn em cần bây giờ là tiếng Anh, com-pu-tơ hay ma-két-tinh.Em vào đại học được một thời gian thì ông thôi không công tác ở Hội văn nghệ tỉnh nữa.Chú em bảo: Về một cục. Ông lại trừng mắt quát tháo.Hồi ấy ông in tập thơ mới nhưng không bán nổi, giáo viên trong tỉnh đã mua từ thiện mấylần rồi nên không thể bỏ ra mấy ngày lương nữa để sưu tập thơ ông cho đủ bộ. Phải thuyếtphục mãi, mẹ mới cho bán non lứa lợn giống với chiếc máy khâu Trung Quốc để bù lỗ. Sauvụ ấy không khí trong nhà trở nên nặng nề hơn, mẹ đã không nhìn mặt cha đến nửa tháng.Ông ngao ngán thở dài: Ðúng là cơm áo không đùa với khách thơ. Rồi tuyên bố giải nghệ.4. Quán bia hơi nhà em nằm ven đường liên xã. Khách hàng hầu hết là đám thanh niên vônghề nghiệp kiếm ăn bằng đủ mánh lới.Buổi chiều em ra quán để giúp cha mấy việc lặt vặt. Em lặng lẽ quan sát cha làm những việchết sức quán xá. Mỗi khi có khách ông cuống quýt hẳn lên. Em hỏi: Thu nhập có khákhông cha?. Ông lui cui rót bia cho khách xong mới ngẩng lên, bảo: Ngày bán được 50 lítbia lãi 40 ngàn, 2 cân mực lãi 20 ngàn, trừ thuế má điện nước mất 15 ngàn còn được 45nhân với 30, tầm tầm 1 triệu một tháng. Em bảo: Thế cũng được rồi cha nhỉ.Vất vả mà nhục lắm, đến giấc ngủ trưa cũng không có. Ông thẫn thờ. Nhà thơ đâu rồi, hếtthức nhắm thì uống với má phanh à?. Ông khách chồm chỗm trên ghế với giọng than vãn.Ðây rồi, chú đ ...

Tài liệu được xem nhiều: