Danh mục

Biển Việt Nam - Bảo tồn đa dạng sinh học: Phần 2

Số trang: 181      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.01 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (181 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam: Phần 2 gồm nội dung chương II và chương III: Chương II - Bảo tồn đa dạng sinh học biển ở Việt Nam, Chương III - Kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học biển ở Việt Nam. Tài liệu là Tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, các nhà nghiên cứu, những ai quan tâm đến vấn đề biển đảo Việt Nam và đa dạng sinh học biển Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biển Việt Nam - Bảo tồn đa dạng sinh học: Phần 2 77 Chương II BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAMI. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM Thuật ngữ đa dạng sinh học (ĐDSH) đã được đề cập chính thức vào giữanăm 1980 để nhấn mạnh bản chất khác nhau và tính giàu có của sự sống trêntrái đất. Có nhiều khái niệm hoặc định nghĩa khác nhau về ĐDSH. Theo Quỹquốc tế về Bảo tồn thiên nhiên-WWF (1989): “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnhcủa sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, lànhững gen chứa đựng trong các loài, là những hệ sinh thái vô cùng phức tạpcùng tồn tại trong môi trường”. Định nghĩa đã được các Chính phủ chấp nhậndùng trong Công ước ĐDSH (Hội nghị Rio-92) nêu “Đa dạng sinh học là sự đadạng giữa các sinh vật sống từ tất cả các nguồn, bao gồm vùng trời, vùng đất,vùng biển, các hệ sinh thái thuỷ sinh khác và các tập hợp sinh thái mà chúngđóng góp. Nó bao gồm cả sự đa dạng về loài, giữa các loài với nhau và các hệsinh thái”. Trong khuôn khổ của công trình này, trên cơ sở các tư liệu hiện có, chúng tôichỉ đề cập chủ yếu đến tính đa dạng về môi trường sống, đa dạng về thành phầnloài sinh vật và một số hệ sinh thái quan trọng ở vùng biển Việt Nam.1. Đặc trưng môi trường sống ở biển Việt Nam Vùng biển Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùaĐông Nam Á. Vị trí địa lý cũng như những đặc trưng về khí hậu, lịch sử pháttriển địa chất, thuỷ lý hoá học của nước biển… đã tạo nên nơi đây một môitrường sống riêng, liên quan chặt chẽ với đời sống sinh vật cũng như tính đa dạngsinh học trong vùng biển này. Dưới đây sẽ nêu những đặc trưng cơ bản về môitrường biển có liên quan đến đời sống sinh vật biển Việt Nam.1.1. Biển Việt Nam mang tính chất một vùng biển rìa, với hai kiểu địa hìnhchính: địa hình đồng bằng của thềm lục địa rìa tây Biển Đông và địa hình núi ở78 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Huy Yếtvùng sâu phía đông và đông nam. Thềm lục địa trải rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ,biển Đông Nam Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu chỉ trong khoảng 40 - 100m, có địahình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc khai thác hải sản. Khu vực có địahình núi ở độ sâu 2000 - 4000m tạo nên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa làcác đảo san hô hoặc núi lửa có đỉnh phủ san hô. Tính chất biển nông của thềm lục địa ở hai đầu cộng với tính chất quần đảovùng biển sâu tiếp giáp cũng như các sinh cảnh khác nhau của các hệ sinh tháiđặc trưng nhiệt đới ven biển như: rừng ngập mặn (mangrove), rạn san hô (coralreef), đầm phá, cửa sông, doi cát… đã tạo nên cảnh quan đặc sắc đa dạng chovùng biển Việt Nam liên quan tới tính chất đa dạng của sinh vật biển Việt Nam. Mặt khác, tính chất biển nông của thềm lục địa cũng dễ tạo nền điều kiệnsống đồng đều trong tầng nước về nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng khí… điều nàycó tác động đối với sự phân bố của sinh vật trong tầng nước. Trầm tích đáy biển Việt Nam đa dạng, từ cấp hạt thô (cuội, sỏi) tới cấp hạtmịn (bùn sét). Sự phân bố trầm tích cũng không đồng đều, phụ thuộc vào phânhoá địa hình và vận chuyển các nguồn vật chất trong biển. Trầm tích dạng tảng,cuội, sỏi chủ yếu phân bố ở ven bờ đông bắc (tây bắc vịnh Bắc Bộ). Trầm tíchcát, cát bột phân bố thành các vùng lớn trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan vàthềm lục địa phía nam. Bùn bột tạo thành các dải hẹp chạy dọc vùng khơi vịnhBắc Bộ ra tới cửa vịnh và vịnh Thái Lan. Bùn sét chỉ gặp các điểm nhỏ ở vùngsâu của vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và Nam Trung Bộ. Ngoài ra còn có thể gặptrầm tích vỏ sinh vật lẫn trong cát và trầm tích núi lửa. Phân bố trầm tích đáybiển có liên quan chặt chẽ tới phân bố sinh vật đáy, đặc biệt là với san hô, thựcvật ngập mặn, cỏ biển cũng như các sinh vật đáy nhỏ sống ở đáy cát và đáy bùn.1.2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có một ý nghĩa quyết định đối với đời sống sinh vậtbiển Việt Nam Với điều kiện nhiệt độ nước biển tầng mặt trong một năm nhìn chung ít khixuống dưới 20oC, khu hệ sinh vật biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới về cơbản. Tuy nhiên, sự giảm thấp tương đối của nhiệt độ nước tầng mặt vào mùađông của vùng biển phía bắc có thể tới dưới 20oC, là điều kiện môi trường thíchhợp với các sinh vật biển cận nhiệt đới từ phương bắc di chuyển tới. Chế độ giómùa tạo nên chế độ nhiệt ẩm, mưa và nhất là dòng chảy biến đổi chu kỳ trongnăm cũng có tác động tới đời sống, đặc biệt là chu kỳ sinh sản, phân bố di cư củacá, tôm biển theo mùa. Chế độ gió mùa rất đậm nét còn là yếu tố chủ yếu chiphối hình thái phát triển các rạn san hô ở biển Việt Nam.Chương II: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Ở VIỆT NAM 79 Chế độ mưa hàng năm đưa tới hình thành các dòng nước lục địa chảy từ hàngtrăm cửa sông lớn nhỏ dọc bờ biển đổ ra biển ven bờ vào mùa mưa, làm nhạt điđáng kể độ mặn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: