Danh mục

BIẾT XÚC CẢM : ' Biết xúc cảm là điều kiện cốt yếu

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.59 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

BIẾT XÚC CẢM :“ Biết xúc cảm là điều kiện cốt yếu để tạo cho mình một cơ sở văn hóa sâu sắc hơn”. Thật vậy, ta thường gặp biết bao kẻ học giỏi, biết tư tưởng, biết phán đoán… nhưng dường như cơ sở học vấn vẫn ở mực tầm thường mãi…Là tại sao ?Là vì họ thiếu “ngọn lửa” lòng, họ là những tâm hồn thiếu hăn hái, thiếu say mê vì ít thắc mắc và rất dễ dãi đối với bất kì việc gì…Sở dĩ họ cố công học hỏi ngày đêm là vì phải trải qua...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIẾT XÚC CẢM :“ Biết xúc cảm là điều kiện cốt yếu BIẾT XÚC CẢM : “ Biết xúc cảm là điều kiện cốt yếu để tạo cho mình một cơ sở văn hóa sâu sắc hơn”. Thật vậy, ta thường gặp biết bao kẻ học giỏi, biết tư tưởng, biết phán đoán… nhưng dường như cơ sở học vấn vẫn ở mực tầm thường mãi…Là tại sao ?Là vì họ thiếu “ngọn lửa” lòng, họ là những tâm hồn thiếu hăn hái, thiếu say mê vìít thắc mắc và rất dễ dãi đối với bất kì việc gì…Sở dĩ họ cố công học hỏi ngày đêm là vì phải trải qua những kì thi khó khăn. Bởi vậy, họ phải “học gạo”, chỉ học và đọc những gì có trong chương trình thi mà thôi, những môn nào không bắt buộc phải thi, thì họ dẹp lai5mot65 bên miễn cưỡng vì bị bắt buộc nên họ xem sự học như một phận sự phải làm, không gì hứng thú cả. Đến khi họ trở thành một nhàgiáo, họ cũng vẫn dạy cho có dạy không phải bài dạy của họ sai lầm hay vô ý thức,nhưng họ dạy một cách buồn chán, lạnh lùng, họ chỉ dạy trong chương trình trung học hay đại học, một cách lạt lẽo, không gây được lòng hăn hái hâm mộ của họcsinh, cũng không truyền được cho học sinh lòng nhiệt thành ham mê học hỏi gì cả. Họ thiếu ngọn lửa thiêng của lòng hăn hái. * * * Người ta đã nhận xét rất đúng : “Thiếu dục vọng, khó mà làm nên đại sự”. Kẻthiếu nhiệt thành là những kẻ tầm thường. Học mà không biết ham mê, không bao giờ thành công. Luận ngữ có nói: “ Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. * * * Làm sao tạo cho mình một tâm hồn nhạy cảm ? Một tình cảm dồi dào ? Phương pháp thứ nhất là sống cho người khác. 1. Sống cho kẻ khác là biết hi sinh cho kẻ khác, lấy hạnh phúc của người làm hạnhphúc của mình, tức là biết cảm và biết yêu. Kẻ mà không biết yêu ai cả, không biết thương thân phận của những người khác ngoài cái thân phận của mình, tức làngười sống một đời chỉ lo cho mình thôi, là người mà tâm hồn cằn cỗi, không thểlà một con người văn hóa cao được. Người có văn hóa cao là người có Tâm và cóTrí. Một văn hào Pháp có nói : “Những tư tưởng cao cả đều do quả tim mình mà ra cả”. Chính vì lòng yêu nhân loại mà Pastuer tìm kiếm và phát minh vô số phương thức cứu nhân loại. Nói thế không phải muốn nói rằng chỉ có lòng yêunhân loại mới xui người làm nên những phát minh vĩ đại. Có rất nhiều nhà bác họcđại tài lại đi phụng sự bạc tiền và quyền thế thì sao ? Không ! Con người văn hóacao, trước nhất phải là một người xứng đáng danh hiệu con người, nghĩa là trước hết phải là một người Tài và có Đức. * * * 2. Phương pháp thứ nhì để tạo cho mình một mối cảm xúc dồi dào phải cậy đếnvăn nghệ. Văn nghiệ làm tăng gia xúc cảm của ta bằng cách kích động nó. Thi ca, kịch , nhạc, họa…sẽ gây cho ta những xúc cảm thẩm mĩ dồi dào. Thường ta gặpmột cảnh hoạn nạn thương tâm, ta hay đem lòng thương cảm, rồi nhân cái đau khổcủa người, ta liên cảm đến cái đau khổ của ta… nhờ vậy ta thấy mình biết cảm và ra khỏi cái tâm trạng khô khan của một tâm hồn không biết rung động… Trên màn bạc hay sân khấu, kịch sĩ đã khéo gây thương cảm và làm cho lòng ta bồi hồi xúc động đến rơi lệ…Những vở tuồng hay là những vở tuồng bắt ta thấy lòng ta nhẹ nhàng vì đã biết cảm động và đau khổ cái đau khổ của kẻ khác. Có điều là kẻ đi xem kịch mà khóc vãn biết là mình khóc những cảnh thương tâm trong tưởng tượng chứ không phải những cảnh thương tâm có thực. Vì thế mà ta ưa nó hơn những cảnh thực ở ngoài đời.Ta đòi hỏi nơi nghệ sĩ cái tài tạo ra xúc cảm và nghệ sĩ sở dĩ được coi là cao quí dotài nghệ tạo xúc cảm của họ đã nâng tâm hồn ta lên tiếp cận đến cái chân, thiện, mĩ.Phải chăng câu thơ hay là câu thơi làm cho lòng ta xúc cảm. Và truyện Kiều sở dĩ được đa số ưa thích một phần nào phải chăng cũng vì cốt truyện cũng như văn chương thật là lâm li cảm động ? Trong chương trình văn hóa của người trí thức ngày xưa có bốn hoạt động vănnghệ là Cầm, Kì, Thi, Họa kể ra cũng rất là chu đáo. Theo chỗ tôi biết, người học thức ngày xưa ít thấy có người nào là không biết làm thơ, không thích ngâm thơ. Mà thơ là một nghệ thuật bao gồm gần hết các nghệ thuật. Theodore Bainvillenói : “Thơ là gổm cả âm nhạc, hội họa, điêu khắc, hùng biện. Và phải chăng nó là một nghệ thuật bao gồm đây đủ nhất”. Và theo Lamartine, một câu thơ hay phải gồm đủ 4 yếu tố sau này : phải có cảnh, có tình, có tứ, có nhạc. Nghĩa là nó phải thể hiện được một cái tứ cho trí não, một cái tình cho tâm cảm, một hình ảnh cho con mắt và một nhạc điệu cho lỗ tai. Như vậy bốn câu thơ sau đây của Nguyễn ...

Tài liệu được xem nhiều: