![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Biểu thức quy chiếu 'người phụ nữ' trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn của phân tích diễn ngôn
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 722.34 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu về ngôn ngữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện đặc biệt của hệ thống các nhân vật nữ. Sự xuất hiện không hề khiêm tốn của thế giới hình tượng các nhân vật nữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra những hoài nghi về ý nghĩa ngầm ẩn được đặt trong thế giới nhân vật này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu thức quy chiếu “người phụ nữ” trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn của phân tích diễn ngôn TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 3 (2020) BIỂU THỨC QUY CHIẾU “NGƯỜI PHỤ NỮ” TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ GÓC NHÌN CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN Nguyễn Thị Hoài Phương Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: nguyenhoaiphuongdhsp@mail.com Ngày nhận bài: 5/12/2018; ngày hoàn thành phản biện: 11/12/2018; ngày duyệt đăng: 02/10/2019 TÓM TẮT Nghiên cứu về ngôn ngữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện đặc biệt của hệ thống các nhân vật nữ. Sự xuất hiện không hề khiêm tốn của thế giới hình tượng các nhân vật nữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra những hoài nghi về ý nghĩa ngầm ẩn được đặt trong thế giới nhân vật này. Xưa nay, nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thường thấy sự ứng dụng của các hệ hình lý thuyết trong phê bình văn học. Nay, với mong muốn mở rộng biên độ và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn ứng dụng lý thuyết nghiên cứu thuộc đặc thù ngôn ngữ để phân tích, tìm hiểu một phạm trù thuộc lĩnh vực văn học. Đặt thế giới hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn theo đường hướng dụng học chúng tôi hướng đến làm rõ hai vấn đề: Các biểu thức quy chiếu được khảo sát mang những đặc trưng ngôn ngữ nào? Giá trị của các biểu thức quy chiếu ấy xét về mặt chức năng ngôn ngữ? Như thế, việc ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào lĩnh vực văn học đã cho thấy tính khả thi của hệ lý thuyết này trên các đối tượng ngôn ngữ. Từ khóa: Nhân vật nữ, phân tích diễn ngôn, biểu thức qui chiếu, đồng qui chiếu. 1. MỞ ĐẦU Dưới ánh sáng của lý thuyết phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ được xem là một thực thể xã hội, miêu tả sự hoạt động của ngôn ngữ trong các ngữ cảnh cụ thể. Theo đó, ngôn ngữ không chỉ đơn giản là công cụ giao tiếp, mà nó là quá trình tương tác giao tiếp. Ngôn ngữ được đẩy lên thành một thực tiễn xã hội hay một bộ phận của nền văn hóa. Khi xem xét các đặc trưng ngôn ngữ dưới góc nhìn của phân tích diễn ngôn, chúng ta dễ dàng nhận thấy, phạm trù ngôn ngữ trở thành một phạm trù động, linh hoạt và dung chứa nhiều ẩn nghĩa. Nhất là khi gắn ngôn ngữ với các chức năng bản thể của nó khi hành chức, ngôn ngữ càng cho thấy những đặc trưng của việc sử dụng 101 Biểu thức quy chiếu “người phụ nữ” trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư < nó trong giao tiếp đời sống xã hội, ngầm trả lời cho câu hỏi: ngôn ngữ có tác dụng gì? Được sử dụng như thế nào? Như thế, thực tiễn nghiên cứu ngôn ngữ đã có sự dịch chuyển: đi từ nghiên cứu bản thân hệ thống ngôn ngữ sang nghiên cứu ngôn ngữ trong thực tế sử dụng. Hướng nghiên cứu dùng lý thuyết phân tích diễn ngôn để chỉ ra các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ không hẳn là hướng đi quá mới mẻ. Không những thế, giới nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức tranh nghiên cứu ngôn ngữ nửa cuối thế kỷ XX đã minh chứng rõ cho sự xuất hiện của hệ lý thuyết này. Tiêu biểu có: Harris với bài báo Phân tích diễn ngôn (1952); Sinclair và Coulthard với công trình Về một phân tích diễn ngôn và Một dẫn luận về phân tích diễn ngôn (1975, 1977); Brown và Yule với công trình Phân tích diễn ngôn (1983)... Kể từ khi ra đời, phân tích diễn ngôn đã trở thành địa hạt nghiên cứu mang nhiều hấp lực đối với giới khoa học ngôn ngữ. Sở dĩ có được những ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn như thế là vì đường hướng nghiên cứu này được chia làm nhiều nhánh khác nhau (ngữ dụng học, biến đổi ngôn ngữ, ngôn ngữ học xã hội, dân tộc học giao tiếp...) Hình dung mỗi nhánh là một con đường, người nghiên cứu có thể lựa chọn những con đường đi khác nhau nhưng cuối cùng họ đều chung một đích đến. Và đích đến của những hướng nghiên cứu chỉ rõ, lý thuyết phân tích diễn ngôn cho phép người nghiên cứu khơi sâu, mở rộng biên độ và phạm vi nghiên cứu các đặc trưng của ngôn ngữ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi dùng lý thuyết phân tích diễn ngôn để xem xét một thực thể ngôn ngữ. Rõ hơn, đó là một phạm trù ngôn ngữ trong tác phẩm văn học - cụ thể là các biểu thức qui chiếu chỉ các nhân vật nữ trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư theo đường hướng dụng học. Theo đó, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ hai vấn đề: Các biểu thức quy chiếu được khảo sát mang những đặc trưng ngôn ngữ nào? Giá trị của các biểu thức quy chiếu ấy? Như thế, việc ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn (theo đường hướng dụng học) vào lĩnh vực văn học đã cho thấy tính khả thi của hệ lý thuyết này trên các đối tượng ngôn ngữ. 2. NỘI DUNG 2.1 Đường ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu thức quy chiếu “người phụ nữ” trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn của phân tích diễn ngôn TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 3 (2020) BIỂU THỨC QUY CHIẾU “NGƯỜI PHỤ NỮ” TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TỪ GÓC NHÌN CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN Nguyễn Thị Hoài Phương Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: nguyenhoaiphuongdhsp@mail.com Ngày nhận bài: 5/12/2018; ngày hoàn thành phản biện: 11/12/2018; ngày duyệt đăng: 02/10/2019 TÓM TẮT Nghiên cứu về ngôn ngữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện đặc biệt của hệ thống các nhân vật nữ. Sự xuất hiện không hề khiêm tốn của thế giới hình tượng các nhân vật nữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra những hoài nghi về ý nghĩa ngầm ẩn được đặt trong thế giới nhân vật này. Xưa nay, nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thường thấy sự ứng dụng của các hệ hình lý thuyết trong phê bình văn học. Nay, với mong muốn mở rộng biên độ và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn ứng dụng lý thuyết nghiên cứu thuộc đặc thù ngôn ngữ để phân tích, tìm hiểu một phạm trù thuộc lĩnh vực văn học. Đặt thế giới hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn theo đường hướng dụng học chúng tôi hướng đến làm rõ hai vấn đề: Các biểu thức quy chiếu được khảo sát mang những đặc trưng ngôn ngữ nào? Giá trị của các biểu thức quy chiếu ấy xét về mặt chức năng ngôn ngữ? Như thế, việc ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào lĩnh vực văn học đã cho thấy tính khả thi của hệ lý thuyết này trên các đối tượng ngôn ngữ. Từ khóa: Nhân vật nữ, phân tích diễn ngôn, biểu thức qui chiếu, đồng qui chiếu. 1. MỞ ĐẦU Dưới ánh sáng của lý thuyết phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ được xem là một thực thể xã hội, miêu tả sự hoạt động của ngôn ngữ trong các ngữ cảnh cụ thể. Theo đó, ngôn ngữ không chỉ đơn giản là công cụ giao tiếp, mà nó là quá trình tương tác giao tiếp. Ngôn ngữ được đẩy lên thành một thực tiễn xã hội hay một bộ phận của nền văn hóa. Khi xem xét các đặc trưng ngôn ngữ dưới góc nhìn của phân tích diễn ngôn, chúng ta dễ dàng nhận thấy, phạm trù ngôn ngữ trở thành một phạm trù động, linh hoạt và dung chứa nhiều ẩn nghĩa. Nhất là khi gắn ngôn ngữ với các chức năng bản thể của nó khi hành chức, ngôn ngữ càng cho thấy những đặc trưng của việc sử dụng 101 Biểu thức quy chiếu “người phụ nữ” trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư < nó trong giao tiếp đời sống xã hội, ngầm trả lời cho câu hỏi: ngôn ngữ có tác dụng gì? Được sử dụng như thế nào? Như thế, thực tiễn nghiên cứu ngôn ngữ đã có sự dịch chuyển: đi từ nghiên cứu bản thân hệ thống ngôn ngữ sang nghiên cứu ngôn ngữ trong thực tế sử dụng. Hướng nghiên cứu dùng lý thuyết phân tích diễn ngôn để chỉ ra các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ không hẳn là hướng đi quá mới mẻ. Không những thế, giới nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức tranh nghiên cứu ngôn ngữ nửa cuối thế kỷ XX đã minh chứng rõ cho sự xuất hiện của hệ lý thuyết này. Tiêu biểu có: Harris với bài báo Phân tích diễn ngôn (1952); Sinclair và Coulthard với công trình Về một phân tích diễn ngôn và Một dẫn luận về phân tích diễn ngôn (1975, 1977); Brown và Yule với công trình Phân tích diễn ngôn (1983)... Kể từ khi ra đời, phân tích diễn ngôn đã trở thành địa hạt nghiên cứu mang nhiều hấp lực đối với giới khoa học ngôn ngữ. Sở dĩ có được những ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn như thế là vì đường hướng nghiên cứu này được chia làm nhiều nhánh khác nhau (ngữ dụng học, biến đổi ngôn ngữ, ngôn ngữ học xã hội, dân tộc học giao tiếp...) Hình dung mỗi nhánh là một con đường, người nghiên cứu có thể lựa chọn những con đường đi khác nhau nhưng cuối cùng họ đều chung một đích đến. Và đích đến của những hướng nghiên cứu chỉ rõ, lý thuyết phân tích diễn ngôn cho phép người nghiên cứu khơi sâu, mở rộng biên độ và phạm vi nghiên cứu các đặc trưng của ngôn ngữ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi dùng lý thuyết phân tích diễn ngôn để xem xét một thực thể ngôn ngữ. Rõ hơn, đó là một phạm trù ngôn ngữ trong tác phẩm văn học - cụ thể là các biểu thức qui chiếu chỉ các nhân vật nữ trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư theo đường hướng dụng học. Theo đó, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ hai vấn đề: Các biểu thức quy chiếu được khảo sát mang những đặc trưng ngôn ngữ nào? Giá trị của các biểu thức quy chiếu ấy? Như thế, việc ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn (theo đường hướng dụng học) vào lĩnh vực văn học đã cho thấy tính khả thi của hệ lý thuyết này trên các đối tượng ngôn ngữ. 2. NỘI DUNG 2.1 Đường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phân tích diễn ngôn Biểu thức quy chiếu Đồng qui chiếu Nguyễn Ngọc Tư Phê bình văn họcTài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển ba): Phần 1
190 trang 184 0 0 -
Nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
13 trang 162 0 0 -
Lí thuyết đánh giá trong phân tích diễn ngôn: Nghiên cứu thử nghiệm từ cáo trạng tiếng Việt
14 trang 125 0 0 -
Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học): Phần 2
105 trang 100 1 0 -
4 trang 87 0 0
-
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển hai): Phần 2
93 trang 85 0 0 -
Tuyển tập phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh: Phần 2
313 trang 72 0 0 -
Một số vấn đề lí luận và phương pháp phân tích diễn ngôn (in lần thứ 2): Phần 1
160 trang 59 0 0 -
Bàn về chủ nghĩa tối giản trong văn học
7 trang 56 0 0 -
Hiện trạng đời sống văn học đồng bằng sông Cửu Long (từ năm 2000 đến nay) - Nguyễn Văn Kha
237 trang 46 1 0