Danh mục

Biểu tượng ánh sáng và bóng tối trong tập thơ từ ấy của Tố Hữu

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.06 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giải mã biểu tượng là một trong những cách thức tiếp cận độc đáo, thú vị để hiểu được tư tưởng, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Cùng với phong trào thơ ca lãng mạn, thơ ca cách mạng những năm 1930- 1945 cũng đã xây dựng được những hệ thống biểu tượng rất đa dạng, phong phú của riêng mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng ánh sáng và bóng tối trong tập thơ từ ấy của Tố HữuTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 34/2019 5 BIỂU TƯỢNG ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI TRONG TẬP THƠ TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU Phạm Đức Cường Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Giải mã biểu tượng là một trong những cách thức tiếp cận độc đáo, thú vị để hiểu được tư tưởng, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Cùng với phong trào thơ ca lãng mạn, thơ ca cách mạng những năm 1930- 1945 cũng đã xây dựng được những hệ thống biểu tượng rất đa dạng, phong phú của riêng mình. Ánh sáng và bóng tối là cặp biểu tượng tiêu biểu trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu, một gương mặt xuất sắc của thơ ca cách mạng thời bấy giờ. Từ khóa: Biểu tượng ánh sáng và bóng tối, Tố Hữu, tập thơ đầu lòng, thơ ca cách mạng Nhận bài ngày 18.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.10.2019 Liên hệ tác giả: Phạm Đức Cường; Email: phamduccuong.thp@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể thấy trong những năm gần đây, từ góc độ lý thuyết, nhiều nhà nghiên cứu đãtiếp cận biểu tượng với nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu là ngôn ngữ học, ký hiệu học,nhân học, phân tâm học, xã hội học, văn hóa học… Biểu tượng được soi chiếu, phân tíchvà đánh giá theo chiều sâu của mỗi hướng tiếp cận, khẳng định giá trị to lớn của nó trongviệc biểu đạt thế giới tinh thần vô cùng tinh vi, phong phú và phức tạp của con người.Đồng thời, với mỗi hướng tiếp cận, lại có những cách hiểu và khái niệm khác nhau, chưađồng nhất về biểu tượng. Nói như Jean Chevalier và Alain Gheerbrant - tác giả công trìnhTừ điển biểu tượng văn hóa thế giới thì “Không cách gì định nghĩa được biểu tượng. Tựbản chất của nó, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong một ýniệm. Nó giống như một mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến ảo, hiển nhiên màlại không nắm bắt được” [1, tr.14]. Để diễn đạt một ý niệm trìu tượng nào đó người ta thường dùng một hình ảnh cụ thểvà điều đó đã làm xuất hiện biểu tượng. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, biểu tượngkhông chỉ thay thế cái được diễn đạt mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm thẩmmĩ của nhà thơ. Theo đó, một sự vật, hiện tượng sẽ có khả năng biểu hiện tinh tế, phongphú những cảm nhận của con người về cuộc sống, về xã hội. “Văn học phản ánh cuộc sống6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIbằng hình tượng nghệ thuật… Nhưng hình tượng nghệ thuật cũng là hiện tượng đầy tínhước lệ. Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểutượng. Cho nên, trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hìnhtượng của văn học nghệ thuật” [2, tr.24]. Biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩmmĩ đa nghĩa bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt (biểu tượng = cái biểu đạt + cáiđược biểu đạt), nó ở mức độ cao hơn một dấu hiệu hay một ký hiệu đơn thuần, vì nó luôncó xu hướng và khả năng tái sinh ý nghĩa (cái biểu hiện) phụ thuộc vào nhiều yếu tố (thờiđại, hoàn cảnh, sự tiếp nhận của độc giả…). Có thể khẳng định, thơ ca cách mạng là một bộ phận quan trọng của dòng văn họccách mạng thời kỳ 1930-1945. Được sáng tác trên cơ sở thế giới quan của giai cấp vô sảnvà xác định chức năng đầu tiên, lớn nhất là tuyên truyền, giáo dục, thơ ca cách mang thờikỳ này đã thật sự đồng hành, xông pha cùng quần chúng nhân dân trong quá trình đấu tranhquật khởi. Cùng với thơ văn yêu nước, thơ ca cách mạng đã thật sự trở thành một vũ khíchiến đấu sắc bén của nhân dân. Các tác giả tiêu biểu thời kỳ này có thể kể đến là Hồ ChíMinh, Sóng Hồng, Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Xuân Thủy, Trần Huy Liệu... Trong đó, Tố Hữuđược đánh giá là “ngôi sao ngời sáng, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu của nền thơ cacách mạng” [3, tr.11]. Tình cảm cũng như các sáng tác thơ của Tố Hữu đều mang “tínhĐảng” sâu sắc, là vũ khí đấu tranh cách mạng sắc bén. Và theo cách nói của Đặng ThaiMai, đây cũng chính là nét đặc sắc và bí quyết của Tố Hữu trong đời thơ của mình. Trong thơ Tố Hữu, hệ thống biểu tượng được nhà thơ sử dụng khá phong phú, có thểkể đến như: con đường, mặt trời, con thuyền, ngọn cờ, mùa xuân… Trong khuôn khổ bàiviết, chúng tôi khảo sát và phân tích cặp biểu tượng “ánh sáng” và “bóng tối” trong Từ ấy -tập thơ đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Tố Hữu.2. NỘI DUNG2.1. Biểu tượng “ánh sáng” Ánh sáng và bóng tối hai phạm trù đối lập Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier và Alain Gheerbrantđã chỉ ra nhiều nét nghĩa của “ánh sáng” và “bóng tối”. Theo đó, có thể thấy, đây là cặpbiểu tượng thường đi đôi với nhau trong thế đối xứng và đều là những biểu tượng có tínhđa nghĩa, mang nhiều sắc thái với chiều liên tưởng đa dạng, thú vị. Bóng tối một mặt là cái đối lập với ánh sáng, một mặt khác nó chính là hình ảnh củanhững hiện tượng, sự vật thoáng qua, mang đặc điểm hư ảo và thất thường. “Bóng là mặtâm, đối lập với mặt dương” [1, tr.96]. Với nhiều dân tộc ở châu Phi, họ coi bóng tối thườnggắn liền với sự chết hay thần chết. Và theo cách suy luận ấy, có thể thấy bóng tối thường làTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 34/2019 7biểu tượng của điều ác, của bất hạnh, của mờ ám và cái chết (địa ngục, linh hồn, thây ma).Trong khi đó, “ánh sáng được liên hệ với bóng tối, để tượng trưng cho những giá trị bổsung hoặc thay phiên nhau trong một quá trình biến đổi. Ý nghĩa của nó là, một thời đạiđen tối sẽ được nối tiếp, trên mọi bình diện vũ trụ, bằng một thời đại sáng láng, trong sạchđược phục hưng” [1, tr.11]. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cũng chỉ ra những cụmthành ngữ như ánh sáng thần thánh, ánh sáng tinh thần có nội hàm biểu hiện rất phong phúở phương Đ ...

Tài liệu được xem nhiều: