Danh mục

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - giá trị văn hóa và lịch sử

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.22 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thánh Gióng - một trong bốn vị Tứ bất tử trong đời sống tín ngưỡng của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Kể từ khi ra đời, truyền thuyết Thánh Gióng mang đậm những giá trị tiêu biểu, đặc thù của người Việt. Trong đó, căn cốt làm nên ý nghĩa đặc trưng của truyện là hệ thống các biểu tượng với 3 biểu tượng được khái quát hóa, mang ý nghĩa điển hình: Biểu tượng Thánh Gióng, biểu tượng cây tre, biểu tượng vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - giá trị văn hóa và lịch sử NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI BIỂU TƢỢNG TRONG TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG - GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ TS. Tạ Thị Thủy1 Tóm tắt: Thánh Gióng - một trong bốn vị Tứ bất tử trong đời sống tín ngưỡng của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Kể từ khi ra đời, truyền thuyết Thánh Gióng mang đậm những giá trị tiêu biểu, đặc thù của người Việt. Trong đó, căn cốt làm nên ý nghĩa đặc trưng của truyện là hệ thống các biểu tượng với 3 biểu tượng được khái quát hóa, mang ý nghĩa điển hình: Biểu tượng Thánh Gióng, biểu tượng cây tre, biểu tượng vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng. Chính vì vậy, giải mã những ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau các biểu tượng này sẽ giúp người đọc đi đến cái hay, cái đẹp cũng như khám phá, phát hiện đầy đủ giá trị, ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng. Từ khóa: Biểu tượng, truyền thuyết Thánh Gióng, văn hóa, lịch sử. 1. Khái quát về biểu tượng và biểu tượng văn hóa. Biểu tượng xuất hiện sớm trong lịch sử nhận thức của nhân loại và phát triển song song với xã hội loài người. Biểu tượng bắt đầu từ những tín hiệu, ký hiệu giữa con người với nhau để giao tiếp, và cùng với sự phát triển của xã hội, biểu tượng càng ngày càng được thể hiện với đầy đủ sự đa dạng và phong phú của nó. Dù có nhiều quan điểm khác nhau về biểu tượng, nhưng theo chúng tôi cần phải dựa vào nguồn gốc xuất phát của hiện tượng để lý giải. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới thì khởi nguyên của biểu tượng (Symbol) là một vật được cắt làm đôi hai người mỗi bên giữ một phần. Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước. Như vậy, từ nghĩa nguyên của biểu tượng, có thể thấy, biểu tượng chứa đựng ý nghĩa của sự phân ly và tái hợp. Nó là một sự quy ước, là một dấu hiệu, tín hiệu để nhận ra nhau. Vậy, theo tiếng Hy Lạp biểu tượng (Symbol) là dấu hiệu nhận ra nhau. Còn trong tiếng Hán thì “biểu” là dấu hiệu, sự bày ra, sự tỏ rõ, “tượng” có nghĩa là tình trạng, hình tượng. Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trong một dấu hiệu tượng trưng, nhằm diễn đạt một ý nghĩa hay một hiện tượng nào đó trừu tượng” [1; 27]. Lịch sử biểu tượng cũng cho thấy, mọi vật đều có thể mang giá trị biểu tượng, dù là vật tự nhiên (sông, núi, cây cối, hoa, quả,...) hay là trừu tượng (con số, ý tưởng, phong tục, chiêm mộng,...) thì nó đều có khả năng biểu tượng. Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có định nghĩa biểu tượng như sau: “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng. Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [4; 64]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức cao hơn của nhận thức chỉ cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [2; 23]. 1 Khoa Văn hóa Thông tin, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 89 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Hiện nay, tùy thuộc vào góc độ mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về biểu tượng để phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của mình. Dù đứng ở những góc độ khác nhau để nhìn nhận biểu tượng, nhưng các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm về biểu tượng như sau: Biểu tượng là hình ảnh của thế giới xung quanh, được tri giác chúng ta nhận thức lại. Như vậy, biểu tượng là ý thức chủ quan của chủ thể về đối tượng được tri giác. Đúng như nhà triết học đời Tống, Chu Hy đã giải thích: “Tượng là lấy hình này để tỏ ý kia”. Như vậy, biểu tượng không phải là tín hiệu, bởi “tín hiệu là những quy ước chung, khá đơn giản, mang một thông tin chung mà nó làm đại diện… nếu tín hiệu thường mang nghĩa đơn giản, giải mã một lần là xong thì biểu tượng phong phú và có chiều sâu hơn nhiều” [1; 28]. Từ góc độ mã văn hóa, không thể không đề cập tới khái niệm biểu tượng văn hóa. Theo tác giả Trần Lê Bảo “Biểu tượng văn hóa là vô số những hình tượng vô hình hoặc hữu hình làm môi giới hoặc là ngôn ngữ trung gian nhằm giúp con người nhận biết một nội dung văn hóa nào đó” [1 ; 27]. Thông thường, mỗi một cộng đồng đều có sự lựa chọn khác nhau về biểu tượng theo quan niệm của cộng đồng mình, cho nên “lý giải được tính quan niệm trong biểu tượng, nói rộng ra là hiểu được hệ các giá trị văn hóa, mô thức văn hóa của một cộng đồng đã kết tinh trong biểu tượng tức là có thể hiểu đến tận cùng con người và cộng đồng dân tộc ấy” [1; 43]. Đi vào trong văn học, biểu tượng văn học là những hình tượng nghệ thuật được khái quát hóa, biểu trưng hóa mang ý nghĩa điển hình, đặc trưng. Do vậy, để hiể ...

Tài liệu được xem nhiều: