Danh mục

Bình đẳng giới với phụ nữ có khó không?

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 272.10 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyện trên phim… Một người phụ nữ như bao người phụ nữ khác sống trong gia đình truyền thống tứ đại đồng đường cùng lúc đảm nhận vai trò làm vợ, làm mẹ, làm con dâu, làm bà nội, làm mẹ chồng, làm chị chồng… gần 30 năm. Công việc nội trợ tất bật từ sáng tới tối, Với cả hai vai trò, xã hội và gia đình, người phụ nữ đều phải chu toàn. thời gian mà bà yêu thích nhất là những phút giây riêng tư trong phòng để đọc sách. Nhưng hiếm khi bà có trọn thời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình đẳng giới với phụ nữ có khó không? Bình đẳng giới với phụ nữ có khó không? Chuyện trên phim… Một người phụ nữ như bao người phụ nữ khác sống trong gia đình truyền thống tứ đại đồng đường cùng lúc đảm nhận vai trò làm vợ, làm mẹ, làm con dâu, làm bà nội, làm mẹ chồng, làm chị chồng… gần 30 năm. Công việc nội trợ tất bật từ sáng tới tối, Với cả hai vai trò, xã hội và thời gian mà bà yêu thích gia đình, người phụ nữ đều nhất là những phút giây phải chu toàn. riêng tư trong phòng để đọc sách. Nhưng hiếm khi bà có trọn thời gian vì hết chăm sóc, phục vụ bố chồng, chồng, con rồi đến cháu nội… sở thích bị cắt ngang, những nhu cầu cho bản thân đành gác lại, những buổi hò hẹn trở thành xa vời. Thỉnh thoảng, bố chồng đi vắng – là người được phục vụ nhiều nhất theo thứ bậc trong gia đình – thì bà “đình công”, nghĩa là không đi chợ, không nấu ăn, không giặt giũ và ngày đó bà dành riêng cho mình. Bỗng một ngày, bà quyết định “ra riêng”. Thuê một căn hộ nhỏ, sống tách biệt mọi người. Ở đó là cả một thế giới riêng tư của bà. Riêng tư là vì con cái, cháu chắt không ai biết bà ở đâu, ngay cả chồng cũng không được tới thăm, khi nào bà cần thì bà gọi điện. Riêng tư là vì ở đó người phụ nữ này làm những gì mình thích, những gì mình muốn mà bao nhiêu năm quẩn quanh nhà chồng khiến bà không thể thực hiện được. Những điều ấy thật đơn giản, nhỏ mọn và hơi buồn cười: ngủ trễ, dậy trễ mà không phải lo lắng bữa sáng cho bằng ấy người trong nhà; bỏ qua những tất bật ngày thường giúp bà nhâm nhi tô mì gói một cách ngon lành, mì gói thì chẳng có gì là ngon nhưng bà ăn mà trong lòng thoải mái, vì bà ăn do bà thích, bà ăn mà không cần phải ý tứ, không cần phải nghĩ về “núi việc” đang đợi. Sơn móng tay; đi nhà sách, đi uống cà phê ở nơi sang trọng mà ngày thường với những lo toan cơm áo gạo tiền cho gia đình khiến bà không dám mạnh tay tiêu pha. Bà dành trọn thời gian để làm việc mình yêu thích: đọc sách. Bà học vi tính để lướt internet và chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơi hơn: thi đại học. Những gì đang xảy ra khiến cho chồng, cho con cái của bà phải thốt lên không thể hiểu nổi vợ, mẹ mình đang nghĩ gì? Thực tế ngoài đời Chuyện không hiểu nổi là đương nhiên! Vì vai trò của một người là mẹ, là vợ, là con dâu, là mẹ chồng, là bà nội… thì kéo theo đó là hàng tá công việc không tên làm tốn không ít thời gian, sức lực. Xã hội không chỉ mong đợi một người vợ, người mẹ thì phải chu toàn công việc nhà trong gia đình mà còn phải là người biết giữ gìn sự hòa thuận, trong ấm ngoài êm. Khi người phụ nữ từ chối vai trò đó để sống cho riêng bản thân thì rõ ràng đã đi ngược lại với mong đợi xã hội, nên trở thành chuỵên bất bình thường. Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” bao đời nay là vậy. Rõ ràng người phụ nữ phải đảm nhận cùng lúc quá nhiều vai trò, mà vai trò nào cũng đòi hỏi sự tận tâm và hoàn hảo, vì thế những áp lực trong gia đình mà những người phụ nữ đang gánh vác không hề nhỏ bé tí nào. việc gia đình chiếm hầu hết thời gian của chị em phụ nữ. Ảnh: Images Kết quả nghiên cứu mà Unicef công bố năm 2008 cũng không gây ngạc nhiên: số nam giới tham gia các công việc nội trợ chỉ chiếm một con số cực kỳ khiêm tốn 3,5%, trong khi đó số chị em đầu tắt mặt tối với việc nhà lên đến 82,5%! Trong việc chăm sóc con cái, tỉ lệ bình đẳng giới cũng rất chênh lệch: 68,3% phụ nữ chăm sóc con, nhưng chỉ có 2,4% nam giới chịu khổ cùng vợ để thực hiện công việc đầy tình cảm này. Ngoài ra, mỗi vai trò mà phụ nữ đang đảm nhận còn có rất nhiều danh từ, tính từ, động từ mà xã hội mong đợi hay chính xác hơn đó chính là những quy chuẩn xã hội dành cho phụ nữ: đảm đang, chịu đựng, hy sinh, hiền thảo… Phụ nữ dù chỉ ở nhà nội trợ hay vừa đi làm vừa làm nội trợ thì cũng đều là những người rất đảm đang. Chuyện cơ quan cũng phải hoàn thành như bao người đàn ông khác, không có một ngoại lệ nào. Chuyện gia đình vun vén, chu toàn. Cái danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” vô tình tạo ra gánh nặng cho người phụ nữ. Để có hai giỏi ấy, người phụ nữ phải cật lực gấp đôi. Muốn đảm đang thì phải hy sinh. Không chỉ hy sinh sức lực mà còn phải hy sinh lớn lao hơn chính là thời gian nghỉ ngơi, giải trí, thậm chí là sự nghiệp, cơ hội thăng tiến, phát triển. Người ta bảo là bây giờ gia đình ít con, phụ nữ “khỏe” hơn, nói thế là người ta đã quên đi rằng yêu cầu xã hội với một người trưởng thành cao hơn, khó hơn và điều này cũng khiến phụ nữ thêm nhiều trách nhiệm hơn, phải hy sinh hơn để cung cấp cho xã ...

Tài liệu được xem nhiều: