Bài thơ "Thương vợ” được coi là một trong những thơ cảm động nhất của Tú Xương khi sáng tác thơ trữ tình nói chung và thơ về người phụ nữ, ở đây là người vợ của ông, nói riêng. Ngay từ cái nhan đề đã toát lên tình cảm thương yêu chứa chan của nhà thơ dành cho bà Tú.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình giảng bài thơ Thương Vợ của Tú XươngVĂN MẪU LỚP 11 BÌNH GIẢNG BÀI THƠ THƯƠNG VỢ CỦA TÚ XƯƠNG BÀI MẪU SỐ 1: Xưa nay, những bài thơ hay, những vần thơ đẹp vẫn được các nhà thơ dành tặng cho mẹ hay một nàng thơ nào đó. Nhưng thơ về vợ – là người yêu đồng thời cũng là người “nâng khăn sử túi”, âm thầm lặng lẽ hy sinh thì lại ít được sáng tác. Bởi vậy mà “Thương vợ” khi ra đời lại được nhiều độc giả đón nhận không chỉ bởi đó là một trong những bà ithơ hiếm hoi viết về đề tài này, mà nó còn cho thấy một cái nhìn khác về Tú Xương – bậc thầy của thơ trào phúng. “Thương vợ” được coi là một trong nhwuxng thơ cảm động nhất của Tú Xương khi sáng tác thơ trữ tình nói chung và thơ về người phụ nữ, ở đây là người vợ của ông, nói riêng. Ngay từ cái nhan đề đã toát lên tình cảm thương yêu chứa chan của nhà thơ dành cho bà Tú. Mở đầu bài thơ, bà Tú hiện lên với hình ảnh của một phụ nữ tất bật với công việc, gia đình: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng” “Quanh năm” – một hoạt động đã trở thành nếp sống sinh hoạt, tạo thành một guồng quay cuộc sống. “Mom sông” là nơi có mỏm đất nhô ra, rất chênh vênh trên sông vốn mênh mông, bốn bề là nước. Nó cho thấy cái nỗi vất vả, cơ cực của bà Tú khi phải lặn lội kiếm sống từ ngày này qua ngày khác. Bà không chỉ phải lo cho một đàn con mà còn phải tính thêm cả người chồng của mình – ông Tú. Dường như mọi gánh nặng trong gia đình đều đổ dồn lên một vai bà. “Lặn lội thân cò nơi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” “Eo sèo” chỉ sự rầy rà bằng lời gọi liên tiếp dai đẳng. Bf Tú vất vả như tấm thân cò gầy guộc trong bao câu ca dao, tục ngữ xưa của người Việt Nam: “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tối có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!” Để có thể trang trải được mọi chi phí cho gia đình, bà Tú đã phải chật vật, giành giật từng miếng cơm, manh áo trong thời buổi cơ cực. “Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa dám quản công.” Tú Xương đã rất thành công trong việc sử dụng hai câu thành ngữ quen thuộc của nhân dân ta: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”. “Duyên” ở đây ý chỉ đến cái duyên phận, duyên “nợ” mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” vốn là những hình ảnh tượng trưng cho sự vất vả. Bà Tú đã phải âm thầm chịu đựng mọi khó khăn để đảm bảo cuộc sống no đủ cho cả gia đình. Bà mang dáng dấp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, âm thầm hi sinh tất cả vì gia đình. Có lẽ bởi vậy mà ông Tú lại càng thấy trách chính bản thân mình: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!” Đóng vai trò là một người chồng, một ông bố, là người tụ cột cuat cả gia đình nhưng chính bản thân ông Tú nhận thấy sự “dư thừa” của mình. Ông tự thấy bản thân là một kẻ “ăn bám vợ”, vô tích sự trong gia đình, thậm chí còn “hờ hững” với cả vợ, cả con. Câu thơ như lời tâm sự của nhà thơ, khiến ta không thể giận ông, mà chỉ có thể căm ghét xã hội đã đẩy con người phải sống một cuộc đời lam lũ, khó khăn. Lời thơ giản dị, gần gũi, bài thơ “Thương vợ” đến với độc giả một cách nhẹ nhàng, đầy sâu lắng. Hình ảnh bà Tú đẹp như bao người mẹ, người chị trong gia đình Việt Nam, khiến ta cảm thấy quen thuộc, mến yêu hơn. BÀI MẪU SỐ 2: Tế Xương quả thật là nhà thơ trào phúng tiêu biểu của phong trào thơ ca Việt Nam, thơ ông mang những nét riêng biệt, để khi người ta nhắc tới thơ ông đều phải suy ngẫm. Tế Xương cũng có nhiều bài thơ viết với giọng điệu mỉa mai có khi là mỉa mai chính bản thân mình. Thương vợ là một trong những bài thơ đặc sắc , gợi lên tình cảm của tác giả dành cho vợ nhưng cũng là cái chua xót về bản thân không làm được gì nên trò trống để đỡ đần cho vợ. Những câu thơ đầu giống như một lời giới thiệu về hoàn cảnh của người vợ, sự khổ sở khó khăn của người vợ, quanh năm luôn cố gắng làm mọi thứ để nuôi sống cho cả gia đình.hình ảnh đó hiện ra với vẻ tảo tần chịu thương chịu khó của bà Tú.Hai câu thơ mở đầu Trần Tế Xương đã kể lên những nỗi vất vả của người vợ thương yêu của mình. Đó là sự vất vả được hiện lên và mục đích của công việc ấy: “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng” Cũng giống như những người phụ nữ khác, bà tú là một người phụ nữ hết lòng vì chồng vì con, bà làm mọi thứ để cả nhà có một cuộc sống đầm ấm no đủ.Hình ảnh người vợ của Trần Tế Xương hiện lên giống như những người phụ nữ trong hình dáng người phụ nữ ngày xưa với cái nghề buôn bán. Chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh của một người với tấm áo giản dị, trên doi vai của mình nặng gánh đang trên đường đi tới chợ. Người vợ của nhà thơ hiện lên cũng với hình ảnh ấy đặc biệt rằng công việc ấy được diễn ra thường xuyên qua hai từ “quanh năm”. 2 từ mom sông là địa điểm không phải trên những mặt đất bằng phẳng mà lại ở mom sông gợi sự vất vả, nguy hiểm. Như vậy vợ nhà thơ là một người không những vất vả mà còn phải đối mặt với nguy hiểm. Bà Tú làm như nuôi bản thân mình mà bà Tú còn phải nuôi đủ” năm ...