Tên khác: Gọi là binh lang, tân lang, Tác dụng: Hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích).Chủ trị và liều dùng : Hạt cau khô thường dùng làm thuốc chữa giun sán cho súc vật như chó với liều 4g. Nếu dùng arecolin bromhydrat người ta dùng liều 0,5-1mg. Trị sốt rét( phối hợp với thường sơn 12g) Dùng chữa sán cho người phối hợp với hạt bí ngô. Làm thuốc giúp sự tiêu hoá, chữa viêm ruột, lỵ. Dùng hạt cau khô, mỗi ngày 0,5-4g. Chữa trẻ con chốc đầu. Mài hạt cau khô thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BINH LANG BINH LANG Tên khác:Gọi là binh lang, tân lang, Tác dụng:Hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích). Chủ trị và liều dùng : Hạt cau khô thường dùng làm thuốc chữa giun sán cho súc vật nh ư chó vớiliều 4g. Nếu dùng arecolin bromhydrat người ta dùng liều 0,5-1mg. Trị sốt rét(phối hợp với thường sơn 12g) Dùng chữa sán cho người phối hợp với hạt bí ngô. Làm thuốc giúp sự tiêuhoá, chữa viêm ruột, lỵ. Dùng hạt cau khô, mỗi ngày 0,5-4g. Chữa trẻ con chốcđầu. Mài hạt cau khô thành bột phơi khô hoà với dầu mà bôi. Cần theo dõi vì cóđộc Nhân dân dùng cau khô phối hợp với thường sơn, thảo quả chữa sốt réttrong đơn thuốc thường sơn triệt ngược Đơn thuốc kinh nghiệm: Chữa trẻ con chốc đầu: Mài hạt cauthành bột phơi khô hòa với dầu mà bôi - Thuốc trị sán: do xét nghiệm thấy nước sắc hạt Cau có tác dụng làm tê liệtsán nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán (trái lại hạt Bí rợ có tác dụng chủ yếu l àmtê khúc đuôi) cho nên có bài thuốc sau đây: Sáng lúc bụng đói ăn 40 - 100g hạt bírợ (bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau (trẻ em trên 10 tuổi 30g, phụ nữ50 - 60g, người lớn 80g, cho liều hạt cau trên đây đun với 300 ml nước. Đun chocạn còn 250 ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại chất chát). Gạn lọc, đun cạncho còn 150 - 200ml). Nửa giờ sau khi uống hạt cau, uống một liều thuốc tẩy(Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào một chậu nước ấm,nhúng cả mông vào. Tìm hiểu thêm: Tên khoa học: Areca catechu- cây dừa Palmac Bộ phận dùng: Hạt của quả cau. Cây cau có hai giống: Cau rừng (sơn Binh lang), hạt nhỏ,nhọn, chắc và cau vườn (gia Binh lang) hạt to, hình nón cụt. Mô tả cây : Cây cau là một cây to có thân mọc thẳng cao chừng 15-20m, đường kính10-15cm. Toàn thân không có lá mà có nhiều vết lá cũ mọc, chỉ ở ngọn có mộtchùm lá to rộng sẽ lông chim. Lá có bẹ to. Mo ở bông mo sớm rụng. Trong cụm hoa hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng,thơm gồm 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng, 6 nhị. Hoa cái to, bao hoa khôngphân hoá. Noãn sào thượng 3 ô. Quả hạch hình trứng to bằng quả trứng gà. Quả bìcó sợi. Hạt có nội nhủ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn giữa dáy hơi lõm,màu nâu nhạt, vị chát. Thành phần hoá học : Trong hạt có tanin. Tỷ lệ tanin trong hạt non chừng 70% nhưng khi chín chỉcòn 15-20%. Ngoài ra còn chất mở với thành phần chủ yếu gồm myristin 1/5,olein 1/4 , laurin ẵ, các chất đường :sacaroza, nanman, galactan 2% và muối vô cơ. Tính vị: Vị đắng, cay, chát, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Vị và Đại trường. Cách bào chế: Theo Trung Y: Ngâm nước ủ mềm, cạo bỏ dưới đáy, thái nhỏ. Chớ chạmtới lửa sợ kém sức, nếu dùng chín thì thà không dùn g (Lôi Công Bào Chích Luận). Bảo quản: Dễ bị mọt nên phải đậy kín, năng xem luôn. Nếu bị mọt có thể sấy hơi diêmsinh. Kiêng ky: Người khí hư hạ hãm không tích trệ thì không nên dùng. Kỵ lửa.