Danh mục

Bình phong và non bộ trong kiến trúc lăng Tự Đức

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.68 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bình phong và non bộ và hai yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc truyền thống Huế. Ngoài chức năng gia tăng tính bền vững cho đất, bình phong còn giúp ngăn chặn khí xấu và các yếu tố bất lợi cho khu nhà. Còn non bộ thì để cản bớt hỏa khí, "tụ thủy, tích phúc" cho gia chủ. Ngoài lăng Tự Đức, tại các khu di tích cung đình Huế khác như cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, Thái Bình Lâu (trong Hoàng Thành), điện Voi Ré, lăng Cơ Thánh (tức lăng Sọ)......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình phong và non bộ trong kiến trúc lăng Tự Đức Bình phong và non bộ trong kiến trúc lăng Tự Đức Bình phong và non bộ và hai yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc truyền thốngHuế. Ngoài chức năng gia tăng tính bền vững cho đất, bình phong còn giúp ngăn chặn khíxấu và các yếu tố bất lợi cho khu nhà. Còn non bộ thì để cản bớt hỏa khí, tụ thủy, tíchphúc cho gia chủ. Ngoài lăng Tự Đức, tại các khu di tích cung đình Huế khác như cung Diên Thọ,cung Trường Sanh, Thái Bình Lâu (trong Hoàng Thành), điện Voi Ré, lăng Cơ Thánh(tức lăng Sọ)...cũng còn giữ được một số chiếc bình phong được xây dựng công phu vàcó giá trị nghệ thuật cao. Nhưng lăng Tự Đức là khu di tích còn bảo tồn được nhiều bứcbình phong cổ có chất lượng nghệ thuật cao. Tiêu biểu là chiếc bình phong phía sau ÍchKhiêm Các-thuộc Khiêm Cung. Đây là một trong những chiếc bình phong trang trí tứlinh hiếm hoi còn bảo tồn khá nguyên vẹn. Bình phong được xây gắn với tường thành giới hạn phía sau của Khiêm Cung, hìnhchữ nhật, kích thước lớn mỗi chiều đến vài mét. Trên đầu bình phong đắp nổi hình đôirồng chầu về mặt trời. Hình tượng tứ linh với 4 linh vật long-lân-quy-phụng được thểhiện hết sức sinh động bằng cách ghép mảnh sành sứ ngay trên phần thân của bìnhphong. Bốn linh vật này được bố trí theo các cặp phạm trù đối xứng: Long (Thái dương)-Quy (Thiếu âm) và Phụng (Thái âm)-Lân (Thiếu dương), và cùng hướng vào biểu tượngThái cực được thể hiện cách điệu dạng hình mặt trời có các cụm mây xoắn viền quanh. Ngoài chiếc bình phong trên, phía trong cửa Huy Khiêm thuộc Khiêm Cung còn cóchiếc bình phong trang trí long mã rất đẹp. Long mã hình dáng tựa kỳ lân nhưng đangchạy trên mặt nước, trên lưng chở Hà đồ, thần thái hết sức sinh động. Khu vực lăng Khiêm Thọ của Lệ Thiên Anh hoàng hậu ở phía bên kia hồ LưuKhiêm cũng có bức bình phong Loan-Phụng rất độc đáo nằm sau cổng chính. Đây là bứcbình phong được trang trí bằng cách ghép sành sứ màu với số lượng rất lớn. Hình loan,phụng được thể hiện thành một đôi theo tư thế đối xứng, đầu chầu về hình mặt trời đặt ởchính giữa, đuôi vươn cao và xoè rộng như đang múa. Toàn bộ mô típ trên được đặt trongmột hình tròn biểu tượng cho bầu trời, bên ngoài có 4 dây hoa cúc đặt ở 4 góc làm giớihạn cho hình vuông, biểu tượng của mặt đất theo quan điểm phương Đông truyền thống. Còn về non bộ thì có lẽ đẹp nhất và còn bảo tồn được nguyên vẹn nhất là non bộ saugác Ích Khiêm của lăng Tự Đức. Đây là chiếc non bộ được xếp đặt cực kỳ công phu vàgần như chưa có bất kỳ sự tu sửa nào.

Tài liệu được xem nhiều: