Việc binh là việc sống chết của nhân dân, là việc còn mất của quốc gia nên bất cứ triều đình nào cũng đều phải lưu tâm đến binh học, bởi lẽ ấy các vua quan thời xưa đều phải thi võ thuật và chịu khảo hạch về binh thư. Cùng tham khảo tài liệu Binh Thư Yếu Lược để hiểu hơn về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Binh thư yếu lược Năm Thứ 4892 www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Binh Thư Yếu Lược Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1230-1300) Nôị Dung * Lời Nóí Đầu •THIÊN-TƯỢNG •GIẢN-MỘ •TUYỂN TƯỚNG •MỆNH TUỚNG •TƯỚNG-ĐẠO •GIẢN-LUYỆN •QUÂN-LỄ •THUỞNG PHẠT •MẠC-HẠ •BINH-CỤ •HIỆU-LỆNH1 Binh Thư Yếu Lược – Hưng Đạo Đại Vương www.vietnamvanhien.net Lời nói đầu.Việc binh là việc sống chết của nhân-dân, là việc còn mất của quốc-gia nên bất cứtriều-đình nào, chánh-phủ nào, cũng đều phải lưu tâm đến binh-học. Bởi lẽ ấy, cácvõ-quan thời xưa đều phải thi võ-thuật và chịu khảo-hạch về binh-thư.Nhưng các binh-thư lại có rất nbiều thứ. Phần Nghệ-văn-Chí trong Hán- thư cóchép rằng : Nhiệm-hoành chia các binh-thư ra làm 4 loạỉ :1.Binh Quyền Mưu,2.Binh Hình-thế.3.Binh Âm Dương4.Binh Kỹ-xảo.Nếu điểm qua các binh-thư trứ danh của Trung-quốc trong các đời thì về đời Tam-hoàng có các sách:Huỳnh Đế Binh PhápỐc-Kỳ-Kinh của Phong-HậuTrong đời Chu được soạn các sách:Thái-Công Binh-pháp của Lã-VọngLục-Thao của Triều-đình ChuChu-Công Tư-Mã-PhápTư-Mã Binh-pháp của Điền-Nhương-Tư (nuớc Tề)Tôn-Tử Binh-pháp của triều-đình NgôNgô-Tử Binh-pháp của triều-đình NgụyUất-Liễu-Tử Binh-pháp của Uất-liễu (học trò của Quỉ Cốc Tử)Trong đời Hán có:Tố-thư của Huỳnh-thạch-côngTâm-thư của Khổng-minhVào đời Đường có:Thái-Bạch Âm-Kinh của Lý ThuyênLý-Vệ-Công Vấn-Đối của triều-đình Đường,…Nếu chỉ xét riêng các binh-thư còn thấy được ngày nay cũng có tới 53 nhà:-13 nhà về Quyền Mưu-11 nhà về Hình Thế-16 nhà về Âm-duơng2 Binh Thư Yếu Lược – Hưng Đạo Đại Vương www.vietnamvanhien.net-13 nhà về Kỹ XảoXem trên thì đủ hiểu rằng binh-học sâu rộng như rừng, như biển, làm sao các võ-quan có thể đọc hềt các binh-thư được.Bởi thế, các đời sau có soạn những bộ binh thư tổng-hợp thường được gọi là VõKinh.Trong đời Tống có các bộ:Võ Kinh Tổng-Yếu (40 quyển) của nhóm Tăng-Công-LượngHổ Kiềm-Kinh (20 quyển) của Hứa ĐộngBị-Luận (l quyển) của Hà-Khứ-PhiMỹ-Cần-Thập-Luận (l quyền) của Tân-Khí-TậtVõ-Kinh Thất-Thư gồm có 7 sách tuyển-định là:1.Thái-Công Binh-pháp2.Lục-Thao3.Tư-Mã pháp4.Tôn-Tử5.Ngô-Tử6.Uất-Liễu-Tử7.Lý-Vệ-Công Vấn-ĐốiTrong đời Minh có các bộ :Võ-Kinh Khai-Tông (14 quyển) của Huỳnh-Hiến-ThầnVõ-Kinh Tá-Nghị (7 quyển) ;Võ Biên (12 quyển) của Đường-Thuận-ChíVõ-Bị Chí (240 quyển) của Mao-Nguyên-NghiVõ-Bị Tâm-Lược (7 quyển) của Thi-Vĩnh-Đồ, vân vân.Các binh thư soạn ra thực là nhiều, không kể xiết! Nhưng từ đời Minh trở về saubinh-học của Trung quốc có vẻ suy-đồi nên các binh-thư soạn ra về sau ít đượcngười đời nhắc nhở.Trong dĩ-vãng, nước Việt-nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Các triều đại lớnnhư Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều được xây-dựng và giữ-gìn bằng chiến-công nên không thể xao-lãng nghề võ. Vì chịu ảnh hưởng của văn-minh Trung-quốc, các võ tướng Việt Nam ắt phải đọc những binh thư của Trung-quốc điều ấycũng hợp lẽ, vì các binh-thư ấy rất có giá-trị, không phải riêng đối với Á-Đông, màcòn đối với thế giới nữa. Thử hỏi các binh-gia Âu-tây ngày nay, ai mà không biếtuy-danh của SUN TZE tức là Tôn-Tử?Ngoài ra, các triều-đình Việt Nam cũng có san-định võ-kinh riêng để cho cáctướng sĩ học tập. Nếu chỉ kể những bộ nổi tiếng nhất thì đời Trần có bộ Vạn-Kiếp3 Binh Thư Yếu Lược – Hưng Đạo Đại Vương www.vietnamvanhien.netTông Bí-Truyền và bộ Binh-Thư Yếu-Lược của Hưng-Đạo Vương Trần-Quốc-Tuấn, đời Nguyễn có bộ Hổ-Trướng Xu-cơ của Lộc-Khê Hầu Đào-Duy-Từ.Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền là một binh-thư rất quí, thuộc loại âm-dương học,không thể phổ-thông ra ngoài dân chúng, vậy ta không thể bàn-luận điều gì. Nhân-Huệ-Vương Trần-khánh-Dư đề tựa sách ấy, viết như sau:“Phàm dùng binh giỏi thì không cần bày trận, bày trận giỏi thì không cần đánh,đánh giỏi thì không thua, khéo thua thì không mất.“…Ngài Quốc công của chúng ta (tức là Vương Hưng-Đạo) xem hoạ đồ của cácnhà mà soạn thành một bộ sách, tuy chỉ chọn lấy các chỗ tinh-vi nhưng sao lụcđầy-đủ các chỗ cốt-yếu, loại bỏ các chỗ vụn vặt, rút lấy các chỗ thực-dụng, đều lấynăm hành tương ứng chín cung thay nhau, phối-họp cứng mềm, xoay-chuyển tuần-hoàn, lạ-lùng bất ngờ, về thần-sát thất-diêu {trời, trăng và 5 sao kim, mộc, thủy,hỏa, thổ), hưng-thần ác-tưóng, ...