Thông tin tài liệu:
LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚLúc có thai : Không có số liệu về khả năng gây quái thai của thuốc trên động vật.Trên lâm sàng, cho đến nay không ghi nhận có trường hợp nào bị dị dạng hoặc độc tính trên bào thai do dùng thuốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên phụ nữ có thai chưa đủ để có kết luận thật chính xác.Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu sản phụ dùng pholcodine dài hạn có thể gây hội chứng cai nghiện cho trẻ sơ sinh sau này.Vào cuối thai kỳ, dùng liều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIOCALYPTOL à la pholcodine (Kỳ 2) BIOCALYPTOL à la pholcodine (Kỳ 2) LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Lúc có thai : Không có số liệu về khả năng gây quái thai của thuốc trên động vật. Trên lâm sàng, cho đến nay không ghi nhận có trường hợp nào bị dị dạnghoặc độc tính trên bào thai do dùng thuốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên phụ nữcó thai chưa đủ để có kết luận thật chính xác. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu sản phụ dùng pholcodine dài hạn có thể gâyhội chứng cai nghiện cho trẻ sơ sinh sau này. Vào cuối thai kỳ, dùng liều lượng cao dù đợt điều trị ngắn cũng có thể gâyức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh. Do đó, vì lý do thận trọng, không nên chỉ định thuốc có chứa pholcodinecho phụ nữ mang thai. Lúc nuôi con bú : Pholcodine được bài tiết qua sữa mẹ ; với codéine, một vài trường hợp bịgiảm trương lực và ngưng thở đã được mô tả ở nhũ nhi sau khi bú mẹ mà ngườimẹ lại uống codéine quá liều điều trị. Do suy luận từ codéine, chống chỉ địnhpholcodine cho phụ nữ nuôi con bú. TƯƠNG TÁC THUỐC Không nên phối hợp : - Alcool : làm tăng tác dụng an thần của thuốc ho có tác động trên thần kinhtrung ương. Tránh uống rượu và các thuốc có chứa alcool trong thời gian điều trị. Lưu ý khi phối hợp : - Các thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương khác (thuốc giảm đau và trịho dẫn xuất morphine, một vài thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine H1gây buồn ngủ, nhóm barbiturate, benzodiazépine, clonidine và các thuốc cùng họ,thuốc ngủ, thuốc an thần kinh, thuốc giải lo âu không thuộc nhóm benzodiazépine): tăng tác động gây ức chế hệ thần kinh trung ương. TÁC DỤNG NGOẠI Ý Liên quan đến pholcodine : Có thể gây táo bón, buồn ngủ. Hiếm gặp : chóng mặt, nôn, mửa, co thắt phế quản, phản ứng dị ứng ở da. Liên quan đến cinéole : Có thể gây kích động hoặc lú lẫn ở người già trong trường hợp không chấphành liều lượng khuyến cáo, có thể gây co giật ở trẻ em. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Điều trị triệu chứng phải ngắn hạn (vài ngày) và dùng trong những thờiđiểm xảy ra cơn ho. Trường hợp không dùng một thuốc nào khác có chứa pholcodine hoặc tấtcả các thuốc ho khác có tác động lên thần kinh trung ương, liều hàng ngày củapholcodine không được vượt quá 90 mg ở người lớn và 1 mg/kg ở trẻ em. - Trẻ em từ 30 tháng đến 6 tuổi : 0,5 mg pholcodine/kg/24 giờ, tương ứngvới nửa muỗng café xirô/6 kg thể trọng/ngày. - Trẻ em từ 6 đến 15 tuổi : 1 mg pholcodine/kg/24 giờ, tương ứng với 1muỗng café xirô/6 kg thể trọng/ngày. - Người lớn : 90 mg pholcodine/24 giờ, tương ứng 4 muỗng canh/ngày. Nên chia liều thành 4 hoặc 6 lần/ngày, cách nhau tối thiểu 4 giờ. - Người già hoặc suy gan : khởi đầu nên uống nửa liều người lớn, sau đó cóthể tăng liều tùy theo mức độ dung nạp và nhu cầu. QUÁ LIỀU Liên quan đến pholcodine : Dấu hiệu sau khi dùng liều rất cao : hôn mê, suy hô hấp, co giật. Điều trị triệu chứng : - gây ói, - trường hợp bị suy hô hấp : dùng naloxone, trợ hô hấp, - trường hợp bị co giật : dùng benzodiazépine. Liên quan đến cinéole : Các dấu hiệu ngộ độc gồm nóng rát thượng vị, nôn, ói, choáng váng, yếucơ, nhịp tim nhanh và cảm giác ngạt thở.