Danh mục

Bộ 11 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.47 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (60 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm chuẩn bị sẵn sàng để bước vào kì thi khảo sát sắp tới mời các bạn học sinh khối 10 cùng tham khảo và tải về “Bộ 11 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)” sau đây để ôn tập, rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghị luận văn học. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ 11 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)Đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 10 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 - Sở GD&ĐT Bắc NinhI. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Người lên ngựa, kẻ chia bào,Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san (1).Dặm hồng bụi cuốn chinh an (2),Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.Người về chiếc bóng năm canh,Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.Vầng trăng ai xẻ làm đôi,Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du,NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr. 142-143)Chú thích: (1) Màu quan san: vẻ xa xôi cách trở(2) Chinh an: việc đi đường xaCâu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ trên.Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ sau:Vầng trăng ai xẻ làm đôi,Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Anh/Chị hãy thuyết minh đoạn trích sau:Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.Ngoài rèm thước chẳng mách tin,Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?Đèn có biết dường bằng chẳng biết,Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương.Gà eo óc gáy sương năm trống,Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.Khắc giờ đằng đẵng như niên,Mối sầu dằng dặng tựa miền biển xa.Hương gượng đốt hồn đà mê mải,Gương gượng soi lệ lại châu chan.Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.(Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 87)2. Đề thi học kì 2 mônNgữ văn lớp 10- Sở GD&ĐT Quảng NamI. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:... Buồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?Buồn trông nội cỏ rầu rầu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, Trang 94)Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. (0.5 điểm)Câu 2. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? (0.5 điểm)Câu 3. Nêu những từ láy có trong đoạn thơ. (0.5 điểm)Câu 4. Hãy chỉ ra và nêu hiệu quả của phép điệp ngữ trong đoạn thơ trên? (0.75 điểm)Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0.75 điểm)Câu 6. Từ đoạn thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về những người phụ nữ tài sắc xưa và nay? (Trình bày từ 5 - 7 dòng) (1.0 điểm)II. LÀM VĂN (6.0 điểm)Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ sau:Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.Ngoài rèm thước chẳng mách tin,Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?Đèn có biết dường bằng chẳng biết,Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương.Gà eo óc gáy sương năm trống,Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.Khắc giờ đằng đẵng như niên,Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.Hương gương đốt hồn đà mê mải,Gương gượng soi lệ lại châu chan.Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng …(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, bản dịch Chinh phụ ngâm,Đoàn Thị Điểm (?), Ngữ văn 10, Tập 2, NXB Giáo dục, 2007, Trang 87)3. Đề thi học kì 2 mônNgữ văn lớp 10- Trường THPT Bình ChiểuPHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:(1) “Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu học thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn.(2) […] Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ… trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại”. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sổng.”(Trích Tôi tài giỏi, bạn cũng thế – Adam Khoo, Nxb Phụ nữ, 20 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: