Danh mục

Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật

Số trang: 15      Loại file: doc      Dung lượng: 127.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật là việc tổ chức, sắp xếp các đơn vị cấu thành nên văn bản để tạo nên tính chỉnh thể cho nó, bao gồm bố cục hình thức và bố cục nội dung của văn bản. Bố cục hình thức của văn bản quy phạm pháp luật Khi xác lập bố cục hình thức của văn bản quy phạm pháp luật cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật là việc tổ chức, sắp xếp các đơn vị cấu thành nên văn bản để tạo  nên tính chỉnh thể cho nó, bao gồm bố cục hình thức và bố cục nội dung của văn bản. Bố cục hình thức của văn bản quy phạm pháp luật Khi xác lập bố cục hình thức của văn bản quy phạm pháp luật cần lưu ý một số vấn đề sau đây: 1. Mẫu giấy và vùng trình bày văn bản Theo Quyết định 228/QĐ­BKHCN&MT của Bộ trưởng Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, ngày  31/12/1992 thì mẫu giấy và vùng trình bày văn bản được quy định như sau: ­ Mẫu giấy: văn bản quy phạm pháp luật được trình bày trên giấy trắng có kích thước 210 x 297 mm (A4), sai  số cho phép 2mm. ­ Vùng trình bày: ở mặt trước, cách mép trên trang giấy 25mm, cách mép dưới 20mm, cách mép trái 30mm,  cách mép phải 10mm. ở mặt sau, cách mép trên 25mm, cách mép dưới 20mm, cách mép trái 20mm, cách  mép phải 20mm (xem Phụ lục 7 và Phụ lục 8) Những văn bản có nhiều trang thì bắt đầu từ trang thứ hai phải ghi số trang bằng chữ ả Rập cách mép trên  trang giấy 10mm, nằm giữa trang. Những văn bản có hai phụ lục trở lên thì phải ghi số thứ tự của phụ lục  bằng số La Mã. Số trang của văn bản và số trang của phụ lục đều ghi chung số thứ tự. 2. Quốc hiệu Quốc hiệu được trình bày ở nửa bên phải trang giấy, gồm hai dòng, dòng trên viết bằng chữ in hoa (cỡ 13,  kiểu đậm); dòng dưới bằng chữ thường (cỡ 13, kiểu đậm), có gạch cách nối giữa 3 từ; phía dưới có gạch  ngang. Chính phủ CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 75/2001/NĐ­CP Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc 3. Tên   cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật. (Chữ in hoa, cỡ 13, kiểu đậm) Phần này được trình bày ở góc trái văn bản, ngang hàng với Quốc hiệu. Trong văn bản quy phạm pháp luật phần này chỉ ghi tên cơ quan ban hành văn bản mà không ghi tên cơ  quan cấp trên. Điều đó thể hiện sự độc lập của cơ quan khi ban hành văn bản. 4. Số, kí hiệu văn bản. (Chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu thường, đứng) Phần này được đặt dưới tên cơ quan ban hành văn bản, giúp cho việc vào sổ, phân loại, sắp xếp vào hồ sơ,  lưu trữ, viện dẫn, tra tìm văn bản được dễ dàng; nắm được số lượng văn bản mà cơ quan đã làm ra trong một  năm. Phần này có 2 yếu tố : ­ Số, được đánh liên tục cho các văn bản quy phạm pháp luật do mỗi cơ quan ban hành trong một năm. Trong văn bản quy phạm pháp luật, tiếp theo phần số, trước phần kí hiệu, là năm ban hành văn bản. Năm  ban hành văn bản được ghi đầy đủ cả bốn chữ số. Phần năm ban hành văn bản phân cách các phần khác  bằng dấu gạch chéo (/). Ví dụ: Số 75/2001/... ­ Kí hiệu được trình sau năm ban hành văn bản, gồm hai phần: chữ viết tắt của tên loại văn bản và chữ viết  tắt tên cơ quan ban hành văn bản. Hai phần này nối với nhau bằng dấu gạch ngang. Ví dụ: Số: 75/2001/NĐ ­ CP (2001­ năm ban hành văn bản, NĐ ­ Nghị định, CP ­ Chính phủ). 5. Địa điểm, thời gian ban hành văn bản (Cỡ 13, kiểu chữ thường, nghiêng). Địa điểm ban hành văn bản thường được xác lập bằng cách ghi tên tỉnh, nơi ban hành ra văn bản quy phạm  pháp luật. Địa điểm ghi trước, thời gian ghi sau, hai nội dung này cách nhau bởi dấu phẩy (,). Địa điểm, thời  gian ban hành văn bản có thể được bố trí ở những vị trí khác nhau: ­ Dưới quốc hiệu, hơi lệch về bên phải, được dùng với nghị định, quyết định, Chỉ thị, ... ­ Cuối văn bản, trước phần chữ kí, được dùng cho luật, pháp lệnh, ... 6. Tên của văn bản (Chữ in hoa, cỡ 14, kiểu đậm) Hiện nay, trong thực tiễn đang tồn tại một số cách thức xác lập tên văn bản quy phạm pháp luật sau đây: ­ Tên văn bản gồm tên loại văn bản + của + tên cơ quan hoặc chức vụ người ban hành văn bản. Cách này  được sử dụng cho nghị quyết, nghị định, quyết định. ­ Tên văn bản gồm tên loại văn bản + tên loại việc văn bản giải quyết. Cách này được sử dụng cho luật, pháp  lệnh. ­ Tên văn bản là tên loại của văn bản, được dùng cho Hiến pháp, thông tư, chỉ thị. 7. Trích yếu văn bản (Cỡ 14, kiểu thường, đậm) Đây là phần khái quát chính xác nội dung chính của văn bản. Có tác dụng giúp người đọc nhanh chóng nắm  bắt được nội dung của văn bản; thuận tiện cho việc vào sổ, lập hồ sơ, tra tìm, viện dẫn văn bản. Các văn bản quy phạm pháp luật đều có phần trích yếu, được trình bày ngay sau tên văn bản, trừ Hiến pháp,  luật, pháp lệnh. Tên và trích yếu của văn bản hợp thành một thể thống nhất xác định rõ chủ đề của văn bản. Trích yếu văn bản cần ngắn gọn, cô đọng, phản ánh chính xác chủ đề văn bản. 8. Cơ sở của văn bản quy phạm pháp luật Cơ sở của văn bản quy phạm pháp luật là phần nội dung được ghi nhận ở sau trích yếu văn bản đề cập tới  những vấn đề liên quan trực tiếp tới dự thảo. Phần này có chức năng cung cấp những yếu tố cần thiết để  minh chứng rằng việc ban hành văn bản là có cơ sở và bảo đảm sự liên kết giữa phần hình thứ ...

Tài liệu được xem nhiều: