Danh mục

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.79 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luyện tập với Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 giúp bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về đề thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021Tham khảo thêm:Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp trường năm 2020-2021Bộ đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 cấp trường năm 2020-20211. Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường - Trường THPT Phan Chu Trinh, Phú YênCâu 1. (8,0 điểm) Amonimus cho rằng: “Con đường gần nhất để đi khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”. Nhưng có người lại khuyên: “Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác”.Anh/ chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý kiến trên.Câu 2. (12,0 điểm) Nhà thơ Xuân Diệu viết: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...”. Anh/chị hãy chọn một bài thơ đã học mà mình cho là hay để làm rõ nhận định trên.Đáp ánđề thi học sinh giỏi cấp trườngmôn Ngữ văn lớp 11Câu 1. (8,0 điểm) Trình bày quan điểm của bản thân về hai ý kiến nói về cách vượt qua gian nan, trở ngại.1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng, đạo lý); biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận Bài làm có kết cấu hoàn chỉnh; lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc; có chất văn. Bài văn không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; biết dựng đoạn và liên kết đoạn…2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các cơ bản ý sau:a. MB:- Nêu vấn đề nghị luận: Con người có nhiều cách vượt qua gian nan, thử thách để thành công.- Trích dẫn hai ý kiến.b. TB:b1. Giải thích:- Ý kiến thứ nhất: Dùng biểu tượng con đường để chỉ cách tốt nhất vượt qua gian nan, thử thách là con đường chấp nhận, chủ động đối mặt, vượt lên gian nan, thử thách...- Ý kiến thứ 2: Mượn hình ảnh dòng sông để chỉ cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống: không bỏ cuộc cũng không trực tiếp đối mặt với khó khăn thử thách mà linh hoạt tìm hướng khác, tiếp tục hành trình đạt mục đích cuối cùng.- Hai ý kiến nêu cách ứng xử của con người trước gian nan, thử thách trong cuộc sống.b2. Bàn luận:- Phân tích, chứng minh:+ Trong cuộc sống, con người thường gặp gian nan, khó khăn, thử thách.+ Ý kiến thứ nhất đề cao lòng dũng cảm đối mặt với khó khăn, thử thách; sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách (dẫn chứng).+ Ý kiến thứ hai đề cao sự mềm dẻo, linh hoạt vượt qua gian nan, thử thách (dẫn chứng).- Bình luận:+ Hai ý kiến không đối lập nhau mà bổ sung hoàn thiện cách ứng xử của con người trước khó khăn, gian nan.+ Hai ý kiến đều đúng, là những bài học quý giá giúp chúng ta dũng cảm, linh hoạt ứng xử trước khó khăn, thử thách để thành công.b3. Bàn luận mở rộng vấn đề:- Chúng ta cần có cách ứng xử khéo léo phù hợp với hoàn cảnh, năng lực...- Chúng ta cần phê phán những người thiếu ý chí, đầu hàng trước khó khăn, thử thách; phê phán những người bất chấp thủ đoạn, bất chấp pháp luật để đạt mục đích.b4. Nêu bài học nhận thức và hành động.c. Kết luận:- Gặp gian nan, thử thách là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là chúng ta biết cách vượt qua gian nan, thử thách để thành công trong cuộc sống.- Khi gặp gian nan, thử thách, chúng ta cần bình tĩnh, tự tin, ứng xử linh hoạt, nỗ lực vượt qua gian nan, khó khăn để thành công.Câu 2. (12,0 điểm) Bàn về ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài...”.1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học; biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; dựng đoạn và liên kết đoạn Bài làm có lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc Bài viết có chất văn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:a. MB:- Nêu vấn đề nghị luận: Một tác phẩm thơ hay là tác phẩm thơ có nội dung hay, ý nghĩa sâu sắc và có hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo...- Dẫn ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu.b. TB:b1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu:- Hồn/hồn của thơ: tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ.- Xác/xác của thơ: tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ, thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…- Thơ hay cả hồn lẫn xác: thơ hay cả nội dung và hình thức nghệ thuật.- Cả ý kiến của Xuân Diệu có ý nghĩa: Thơ hay là thơ có về nội dung hay, khơi gợi được những tình cảm cao đẹp đối với người đọc và có hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo...b2. Bàn luận:- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng và cảm xúc bằng ngôn từ hàm súc, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…- Ý kiến của Xuân Diệu xuất phát từ đặc thù của tác phẩm văn học: Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ, có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì nguời đọc mới dễ cảm nhận, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: