Thông tin tài liệu:
Cũng như công ty TNHH, công ty cổ phần cũng là một loại hình doanhnghiệp thuộc loại “ cổ điển” ở Việt Nam khi chính thức được thừa nhận lần đầu tiên vào năm 1990 trong Luật Công ty. So với Luật công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp 1999 thì Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra khá nhiều điểm mới về công ty cổ phần. Và sau đây nhóm chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về công ty cổ phần dưới góc nhìn của Luật Doanh nghiệp 2005. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỘ MÔN LUẬT KINH TẾ BỘ MÔN LUẬT KINH TẾBÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦNNhóm lớp Anh 5 _ TCQT B_K 46 1, Ngô Thị Thanh Hà 2, Tô Thị Thu Hà 3, Nguyễn Thị Thu Hằng Cũng như công ty TNHH, công ty cổ phần cũng là một loại hình doanhnghiệp thuộc loại “ cổ điển” ở Việt Nam khi chính thức được thừa nhận lần đầutiên vào năm 1990 trong Luật Công ty. So với Luật công ty năm 1990 và LuậtDoanh nghiệp 1999 thì Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra khá nhiều điểm mới vềcông ty cổ phần. Và sau đây nhóm chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về công tycổ phần dưới góc nhìn của Luật Doanh nghiệp 2005. I. Khái quát chung 1.Định nghĩa Căn cứ vào qui định tại điều 77 chúng ta có thể hiểu công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiề u phần bằng nhau ( cổ phần) và có từ ba thành viên trở lên ( cổ đông ) các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạ m vi số vốn đã góp. 2.Đặc điểm Thứ nhất, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần (điềm a khoản 1 điều 77 _ Luật DN 2005). Một trong những điể m khác biệt có tính chất cơ bản giữa công ty cổ phần vớ i các loại hình doanh nghiệp khác chính là ở đặc trưng này. Ở công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau, các nhà đầu tư khi tham gia góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được xác định là nắm giữ bao nhiêu cổ phần của công ty chứ không xác định là nắm giữ số vốn bao nhiêu, chiế m bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ như ở các loại hình doanh nghiệp khác Thứ hai, công ty cổ phần là doanh nghiệp có số lượng thành viên tố i thiểu là ba và không giới hạn số lượng thành viên tối đa ( điểm b khoản 1 điều77_ Luật 2005). Như vậy, công ty cổ phần là loại doanh nghiệp mà pháp luậtđòi hỏi số lượng thành viên tối thiểu lớn nhất trong số các loại hình doanhnghiệp đang tồn tại theo qui định của pháp luật Việt Nam. Trước đây, Luậtcông ty năm 1990 đòi hỏi số lượng thành viên tối thiểu của công ty cổ phần là 7còn Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ yêu cầu là 3. Điểm mới này đã tạo điều kiệ nhết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư khi muốn kinh doanh dưới hình thức pháplý này. Thành viên của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ phảichịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm visố vốn đã góp (điểm c khoản 1 điều 77 _ Luật DN 2005). Đặc trưng này củacông ty cổ phần xác định sự tách bạch về mặt tài sản của nhà đầu tư – thànhviên với tài sản công ty. Thứ ba, công ty cổ phần là một pháp nhân kể từ ngày đựơc cấp giấychứng nhận đăng kí kinh doanh ( khoản 2 điều 77_Luật DN 2005). Thứ năm, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra côngchúng theo qui định của pháp luật về chứng khoán ( cổ phiếu, trái phiếu chuyể nđổi và các loại trái phiếu khác theo qui định của pháp luật và Điều lệ công ty)(theo khoản 1 điều 88 Luật Doanh nghiệp 2005). Trong khi, công ty hợp danhvà doanh nghiệp tư nhân bị cấm phát hành tất cả các loại chứng khoán còn côngty TNHH ( cả một thành viên và từ hai thành viên trở lên) chỉ được quyền pháthành các loại chứng khoán không phải là cổ phiếu thì công ty cổ phần có thểphát hành tất cả các loại chứng khoán mà pháp luật có thừa nhận. Điều này thểhiện tính đại chúng của công ty cổ phần. 3.Những vấn đề liên quan a. Cổ phần Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 “ cổ phần làphần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty cổ phần”. Thông thường mệnh giácủa cổ phần khá nhỏ, đủ để có thể thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trongxã hội để đưa vào quá trình kinh doanh. Theo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005,cổ phần bao gổm hai loại là cổ phần phổ thông (CPPT) và cổ phần ưu đãi(CPUD). Lưu ý rằng, CPPT không thể chuyển thành CPUD nhưng CPUD cóthể chuyển thành CPPT theo quyết định của Đại Hội Đồng cổ đông (khoản 6điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005). CPPT là loại cổ phần mà pháp luật yêu cầu mọi công ty cổ phần buộc phả icó, nó tạo cho người sở hữu một cách đầy đủ nhất các quyền và nghĩa vụ củamột nhà đầu tư. Khi thành lập công ty, các cổ đông sáng lập phải đăng kí mua ítnhất 20% tổng số CPPT được quyền chào bán và phải thanh toán đủ trong thờ ihạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinhdoanh(khoản 1 điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005 ). CPUD là loại cổ phần mà người sở hữu nó được hưởng một lợi ích nào đólớn hơn so với lợi ích của người sở hữu CPPT. Nhưng việc phát hành loại cổphần này tuỳ thuộc vào quyết định của công ty. Có các loại CPUD sau: - CPUD biểu quyết là cổ phần mà người sở hữu nó có số phiếu biểu quyết caohơn so với người sở hữu CPPT ( số phiếu này do Điều lệ công ty qui định)(khoản 1 điều 81 Luật Doanh nghiệp 2005). Như vậy đây là loại CPUD đối vớ iquyền quản lý công ty. Người sở hữu nó có ảnh hưởng rất lớn với ...