Danh mục

Bộ pháp điển về kinh doanh bảo hiểm: Phần 2

Số trang: 593      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.58 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn “Bộ pháp điển về kinh doanh bảo hiểm”, gồm 2 phần: Phần I Danh mục các văn bản đã được thu thập để pháp điển đối với đề mục kinh doanh bảo hiểm; Phần II Bộ pháp điển về kinh doanh bảo hiểm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây để nắm rõ về Bộ pháp điển!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ pháp điển về kinh doanh bảo hiểm: Phần 2 PHẦN II BỘ PHÁP ĐIỂN VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM 19 20 Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 2.3.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Luật số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2001) 1. Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. 2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh. Điều 2.3.NĐ.1.1. Đối tượng điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ về quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 03 năm 2005) Nghị định này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Điều 2.3.NĐ.2.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có hiệu lực kể từ ngày 03/12/2006) Nghị định này quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 2.3.NĐ.2.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 03/12/2006) Nghị định này áp dụng đối với: 1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó. (Điều này có nội dung liên quan đến Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy) Điều 2.3.NĐ.3.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2008) Nghị định này quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm; trách nhiệm của các Bộ, cơ 21 quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 2.3.NĐ.3.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2008) 1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. Điều 2.3.NĐ.4.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 của Chính phủ quy định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012) Nghị định này quy định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Điều 2.3.NĐ.4.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 102/2011/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012) 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm trách nhiệm theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2.3.NĐ.5.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ quy định về một số chính sách phát triển thủy sản, có hiệu lực từ 5/8/2014) Nghị định này quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy sản. Điều 2.3.NĐ.5.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, có hiệu lực từ 5/8/2014) Nghị định này áp dụng đối với: 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản. 2. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu (thay máy mới; gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải; trang thiết bị bảo quản hải sản, bốc xếp hàng hóa) phục vụ hoạt động khai thác hải sản. 3. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản. Điều 2.3.NĐ.6.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2016) Nghị định này quy định về: Trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc, điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc, số tiền bảo hiểm tối thiểu, nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm và quản lý Nhà nước về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. 22 Điều 2.3.NĐ.6.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/0 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: