Danh mục

Bỏ quán tính của thời chiến trong ra quyết sách

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.99 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời bình, nhất là hòa bình trong thời đại toàn cầu hóa, mà cứ chạy theo quán tính của thời chiến, không khôi phục lại văn hóa tranh luận thì cũng giống như một loài trên cạn đã tiến vào môi trường nước nhưng vẫn... thở bằng phổi, hoặc tung mình lên trời xanh bằng... tứ chi. Tăng duy líCốt tử của văn hóa dân chủ, trước tiên, là tinh thần duy lý trong tư duy và đối thoại. Một tư tưởng dẫu là xấu xa nhất, được trình bày bằng một phương pháp lập luận tồi tệ nhất, vẫn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bỏ quán tính của thời chiến trong ra quyết sáchBỏ quán tính của thời chiến trong ra quyết sáchThời bình, nhất là hòa bình trong thời đại toàn cầu hóa, mà cứ chạy theo quán tínhcủa thời chiến, không khôi phục lại văn hóa tranh luận thì cũng giống như một loàitrên cạn đã tiến vào môi trường nước nhưng vẫn... thở bằng phổi, hoặc tung mìnhlên trời xanh bằng... tứ chi.Tăng duy líCốt tử của văn hóa dân chủ, trước tiên, là tinh thần duy lý trong tư duy và đốithoại. Một tư tưởng dẫu là xấu xa nhất, được trình bày bằng một phương pháp lậpluận tồi tệ nhất, vẫn cần phải được bẻ gãy bằng tư tưởng đúng đắn, bằng cách tưduy hợp với logic hình thức và logic thực tiễn, không nên bị tấn công bằng bất kỳđiều gì khác.Mặt khác, văn hóa dân chủ đòi hỏi mỗi con người ý thức được tính tương đối củamỗi cách nhìn thế giới. Mỗi một cách nhìn thế giới đều tương tự một cái ốngnhòm, một mặt, tạo ra một trường nhìn giúp cho người tư duy có thể nhìn thấyrất kỹ một góc nhìn mà ống nhòm cho phép thấy, và mặt khác, tạo ra một trườngmù, khiến người ta bị che khuất trước phần còn lại của thế giới. Để đi đến chânlý, do đó, cần tối đa hóa các trường nhìn mà mình có thể lĩnh hội được.Vì vậy, người ta không chỉ cần đến sự phản biện như một phương thức tiếp thutrường nhìn của kẻ khác, mà còn cần phải tự mình đối thoại với trường nhìn cốhữu của chính mình. Khả năng tư duy của mỗi con người, như vậy có nghĩa là, tùythuộc vào khả năng mở rộng các trường nhìn. Trường nhìn càng phong phú, nănglực thức nhận thế giới càng mở rộng. Ngược lại, giam hãm mình một trường nhìnduy nhất là bản chất của tính ì tư duy.Do đó, trong tranh luận, khi thua thì chính là lúc người ta đã thắng, bởi đó là lúchọ chạm được một trường nhìn khác, để khai mở thêm khả năng tư duy của chínhmình.Nguyên tắc duy lý thì chỉ có một, nhưng văn hóa tranh luận thì có thể khác nhautùy từng vùng văn hóa. Phương Tây tổ chức cuộc tranh luận như một võ đài của lýtrí. Trong cuộc tỷ thí, knock out là chuyện bình thường. Bình thường cả với ngườithắng lẫn người thua. Ở Nhật Bản, văn hóa tranh luận của họ vừa tiếp thu tinh thầnduy lý phương Tây, vừa kết hợp với chữ Lễ truyền thống. Trong tranh luận, sẽkhông có hạ knock out như Phương Tây.Người Nhật cũng giống Việt Nam, thể diện là một gì rất quan trọng, và do đó,những gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác, họ cũng giữ thể diệncho phía bên kia.Văn hóa tranh luận này của Nhật vốn mới chỉ hình thành gần đây, từ thời MinhTrị, khi xã hội công dân sơ khai hình thành, mở đầu với phong cách tranh luậntrong Nhóm Meirokusha. Cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh một chế độ phong kiếnsắp biến thành phát xít, Hội Meirokusha vẫn có thể có những cuộc tranh luận vừanóng bỏng trong lập luận vừa lịch thiệp trong xưng hô.Họ đem đến một văn hóa tranh luận mới trong lịch sử văn hóa Nhật Bản, đưa kẻlàm quan và người trí thức của dân tộc này, từ chỗ chỉ biết dùng khái niệm tàthuyết để gán cho những tư duy khác mình, đến chỗ đủ tầm cao văn hóa để vừagiữ vững chữ Lễ của phương Đông vừa thấm nhuần tính logic và minh bạch củaphương Tây duy lý khi tranh biện.Với tinh thần khai sáng của triết học cổ điển Đức, họ biết tôn trọng tự do tư duycủa chính mình và của người khác, can đảm trong suy nghĩ, trong phán xét và lựachọn, lĩnh hội niềm tin bằng lý trí, với ý chí tự do trước quyền lực, tôn giáo, tậpquán hay những loại áp lực tương tự.Những kẻ thù của lý tínhKẻ thù lớn nhất của tinh thần duy lý là sự duy cảm, thiên kiến và ngã chấp.Chúng ta thường tự hào rằng người Việt vốn duy cảm. Nhưng duy cảm không phảilà một trình độ sống đáng tự hào.Vốn rời lũy tre làng duy cảm chưa lâu, người Việt Nam chúng ta nếu bị hạ knockout trong một cuộc tranh luận, có lẽ đến hết đời vẫn khó có thể quên, chứ chưa nóiđến việc có thể hợp tác với kẻ đã dạy mình một bài học. Khi đối diện với tinh thầnhạ knock out của văn hóa tranh luận kiểu Phương Tây, người Việt Nam thườngcảm thấy họ thô bạo hoặc thiếu tinh thần xây dựng. Trong thời đại toàn cầuhóa, chúng ta phải hiểu để quen với văn hóa của họ.Mặt khác, tôn trọng chữ Tình, nhưng khi tranh luận, người Việt dễ dàng bị chìmvào những cãi vã và mạt sát, theo kiểu mà dân gian thường nói là Lời nói đọimáu .Khi tranh luận, người ta không thể tranh luận với một cảm xúc, mà chỉ có thể phântích những quan điểm, những luận chứng và dẫn chứng của nhau. Do đó, khi nàocảm xúc bùng nổ, đó là lúc tranh luận biến mất, chỉ còn lại sự phỉ báng lẫn nhau.Sự duy cảm sẽ làm cho những thiên kiến trở nên vững chắc. Thiên kiến là cáingười ta tin bất chấp thực tế, bất chấp bằng chứng, bất chấp lý tính. Do đó, khôngai có thể tranh luận được với những thiên kiến. Thiên kiến là cái không ai có thểgiúp chúng ta gỡ bỏ được, trừ chính bản thân chúng ta.Và nền tảng sâu xa nhất của thiên kiến là ngã chấp. Ta từ đâu? Ta là ai? Ta vềđâu? Là những câu hỏi có tính bản thể luận mà nếu lãng quên, con người sẽ trượtra ...

Tài liệu được xem nhiều: