Danh mục

Bộ tài liệu hướng dẫn đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (Tập 2) – Phần 2

Số trang: 136      Loại file: pdf      Dung lượng: 17.62 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (136 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (Tập 2) – Phần 2 trang bị cho người học kiến thức về sơ cứu cấp cứu và các cách giao tiếp, tư vấn và làm việc nhóm. Nội dung trong phần này gồm có: Đánh giá người bệnh hôn mê dựa vào thang điểm Glasgow; kỹ thuật hỗ trợ hô hấp và quản lý đường thở; cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản; phòng và xử trí phản vệ; kỹ năng giao tiếp trong chăm sóc người bệnh; kỹ năng truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe; kỹ năng làm việc nhóm trong chăm sóc y tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ tài liệu hướng dẫn đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (Tập 2) – Phần 2 Chương 5 s¬ cøu cÊp cøu BÀI 23: QUẢN LÝ THUỐC VÀ VẬT TƯ TIÊU HAO Y TẾ 143 BÀI 24 ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ DỰA VÀO THANG ĐIỂM GLASGOW MỤC TIÊU 1. Giải thích được các bước đánh giá người bệnh dựa vào thang điểm Glasgow. 2. Thực hiện được kỹ năng đánh giá người bệnh dựa vào thang điểm Glasgow (CNL 2.1; 4.1; 4.2; 6.1; 16.3; 25.2). NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU VỀ THANG ĐIỂM GLASGOW Thang điểm đánh giá người bệnh hôn mê Glasgow (Glasgow Coma Scale, viết tắt là GCS) là công cụ đánh giá tình trạng ý thức của người bệnh một cách lượng hóa. Ban đầu, thang điểm này được thiết lập để lượng giá độ hôn mê của nạn nhân bị chấn thương đầu, hiện nay thang điểm Glasgow còn được sử dụng đánh giá người bệnh trong những trường hợp bệnh lý khác. Thang điểm này khá khách quan, đáng tin cậy, có giá trị tiên lượng và rất thuận tiện trong việc theo dõi diễn tiến của người bệnh. 1.1. Thang điểm Glasgow Thang điểm có 3 yếu tố, gồm các đáp ứng bằng mắt, lời nói và vận động. Đáp ứng Mức độ Điểm Mắt Mở mắt tự nhiên 4 Mở mắt khi ra lệnh 3 Mở mắt khi gây đau 2 Không mở mắt 1 Lời nói Nói trả lời đúng 5 Trả lời hạn chế 4 Trả lời lộn xộn 3 Không rõ nói gì 2 Không nói 1 Vận động Đáp ứng đúng khi ra lệnh 6 Đáp ứng đúng khi gây đau 5 Co chi lại, cử động không tự chủ 4 Co cứng mất vỏ 3 Duỗi cứng mất vỏ 2 Nằm yên không đáp ứng 1 144 BÀI 24: ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ DỰA VÀO THANG ĐIỂM GLASGOW Sau khi cho điểm chi tiết của mỗi đáp ứng, cộng tổng số điểm của ba loại đáp ứng được theo dõi, kết quả được đánh giá như sau: Tổng điểm của 3 loại đáp ứng Đánh giá 15 điểm Bình thường 9 - 14 điểm Rối loạn ý thức nhẹ 6 - 8 điểm Rối loạn ý thức nặng 4 - 5 điểm Hôn mê sâu 3 điểm Hôn mê rất sâu, đe dọa không hồi phục Tổng điểm càng thấp, tiên lượng càng nặng. Nếu bệnh nhân hôn mê được đặt ống nội khí quản và thở máy, không đánh giá được lời nói, điểm hôn mê Glasgow chỉ được tính toán dựa trên hai tiêu chí là mở mắt và đáp ứng vận động. Như vậy, với bệnh nhân hôn mê có đặt ống nội khí quản thì điểm hôn mê Glasgow cao nhất là 10 (T) và thấp nhất là 2 (T) (một số tài liệu chấm điểm thấp nhất là 3(T) - Hậu tố “T” có thể được thêm vào sau điểm Glasgow để cho biết bệnh nhân được đặt ống nội khí quản. Hậu tố “T” - là ký tự viết tắt của từ tiếng Anh là Tube (ống). Nếu bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì điểm hôn mê Glasgow chỉ được đánh giá dựa trên hai tiêu chí là đáp ứng lời nói và đáp ứng vận động. Như vậy, với bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì điểm Glasgow cao nhất là 11(C) và thấp nhất là 2(C) (một số tài liệu chấm điểm thấp nhất là 3(C) - Hậu tố “C” có thể được thêm vào sau điểm Glasgow để cho biết bệnh nhân có cả hai mắt tổn thương không thể mở được; Hậu tố “C” là ký tự viết tắt của từ tiếng Anh là Closed (nhắm mắt). 1.2. Áp dụng thang điểm Glasgow trong khám người bệnh hôn mê/rối loạn ý thức Thang điểm Glasgow được thiết lập lúc đầu dùng để lượng giá độ hôn mê của nạn nhân bị chấn thương đầu, sau đó thang điểm Glasgow được sử dụng để đánh giá trong những trường hợp người bệnh có tình trạng rối loạn ý thức. Thực hiện đánh giá người bệnh rối loạn ý thức/hôn mê cũng phải tuân thủ theo các bước khám bệnh. Đánh giá ý thức của người bệnh là một phần trong việc thăm khám và nhận định người bệnh của Điều dưỡng. Đánh giá ý thức của người bệnh giúp cho nhận định mức độ hôn mê tại thời điểm đánh giá. Kết quả đánh giá ý thức theo thời gian sẽ giúp đánh giá sự tiến triển tốt hay không tốt của người bệnh hôn mê. BÀI 24: ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ DỰA VÀO THANG ĐIỂM GLASGOW 145 2. QUY TRÌNH THỰC HÀNH KHÁM ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ ...

Tài liệu được xem nhiều: