Danh mục

Bố trí cửa ra vào hợp bản mệnh

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.31 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

jjTrong phong thủy, việc bố trí cửa nhà cho phù hợp với hướng nhà là điều hết sức quan trọng. Lối vào không chỉ là diện mạo bên ngoài khiến người ta đánh giá được phần nào tính cách của gia chủ, mà còn là đường dẫn khí chủ yếu vào nhà. Cửa ra vào nên được bố trí sao cho âm dương hài hòa, tránh trực xung và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như luồng khí, thiếu ánh sáng và gió. Với không gian cần tĩnh lặng, thư giãn như phòng ngủ, phòng làm việc thì khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bố trí cửa ra vào hợp bản mệnh Bố trí cửa ra vào hợp bản mệnh Trong phong thủy, việc bố trí cửa nhà cho phù hợp với hướng nhà là điều hết sức quan trọng. Lối vào không chỉ là diện mạo bên ngoài khiến người ta đánh giá được phần nào tính cách của gia chủ, mà còn là đường dẫn khí chủ yếu vào nhà. Cửa ra vào nên được bố trí sao cho âm dương hài hòa, tránh trực xung và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như luồng khí, thiếu ánh sáng và gió. Với không gian cần tĩnh lặng, thư giãn như phòng ngủ, phòng làm việc thì khi mở cửa, phải chú ý tránh để vùng dương (vùng di chuyển thường xuyên) tác động trực tiếp vào người sử dụng. Nếu mở nhiều cửa, nghĩa là bạn đã tăng thêm nhiều lối đi lại, sẽ khó bố trí nội thất. Với những không gian chuyển tiếp như đầu cầu thang, lối vào phòng, hành lang… không nên mở cửa nhiều hoặc quá rộng, sẽ hút gió, thiếu an ninh. Có thể dùng khung cửa có cánh cố định hoặc lật nghiêng, dùng gạch kính để vẫn đảm bảo cân bằng âm dương trong - ngoài. Cửa thông thoáng trong phòng vệ sinh cũng vậy, không cần làm quá rộng hoặc cao vì sẽ khó khăn khi đóng mở, gió hút mạnh. Có thể sử dụng cửa chớp lật nghiêng kết hợp với giếng trời có cửa trên cao. Kiểu thiết kế này rất phù hợp với nhà ống. Khi nhà có từ ba bộ cửa trở lên liên tiếp thẳng hàng nhau, chúng sẽ hình thành một ống hút khí theo chiều dọc. Gió lùa bụi bặm, tầm nhìn từ ngoài lại xuyên suốt vào trong, vừa mất cân bằng âm dương (vì vùng di chuyển dương nằm về một phía, trong khi vùng còn lại thuần âm), vừa gây đơn điệu không gian trong nhà. Nếu nhà có sân rộng, cổng ngoài và cửa chính tránh thẳng hàng, mà nên bố trí lệch nhau. Nếu không thể thay đổi, nên đặt chậu cây, tạo lối đi uốn lượn để giảm luồng khí xông thẳng. Hai nhà mở cửa đối diện nhau cũng là một dạng gây hút gió và thiếu sự riêng tư. Nếu không thể đảo cửa thì nên lấy bình phong (bằng gỗ, tủ kệ hay thậm chí là chậu cây) làm giải pháp che chắn hữu hiệu. Việc sử dụng mảng lớn kính thuỷ hay gương bát quái gắn lên đầu cửa, tường ngoài nhà cần xem xét lại, vì gương có thể gây ra phản quang chói mắt và mang nhiều tính đối chọi. Dùng cây xanh, tạo khoảng lùi hợp lý, có mái hiên che chắn… vẫn là biện pháp hợp lý để giảm trực xung khi cửa hai nhà đối diện.

Tài liệu được xem nhiều: