Danh mục

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non ở Lạng Sơn

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 695.47 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tăng cường năng lực nghề nghiệp cho giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng có ý nghĩa then chốt để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp cận từ hoạt động này, bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non ở Lạng Sơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non ở Lạng SơnGDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở LẠNG SƠN Đặng Thế Anh Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn anhdangls@gmail.comTóm tắt: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tăng cường năng lực nghề nghiệp cho giáo viên nóichung, giáo viên mầm non nói riêng có ý nghĩa then chốt để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo. Tiếp cận từ hoạt động này, bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuấtmột số biện pháp phát triển hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non ởLạng Sơn.Từ khóa: Giáo viên Mầm non, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp.1. MỞ ĐẦUPhát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục có ý nghĩa then chốt để thựchiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0 hiệnnay. Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục làhình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Nhờ đó, CBQL, giáo viên (GV), nhân viên (NV) ngànhgiáo dục có cơ hội cập nhật kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp,phát triển năng lực chuyên môn và các năng lực cần thiết khác.Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Lạng Sơn là đào tạo, bồidưỡng; liên kết đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các bậc học cho tỉnh Lạng Sơn. Hơn nửathế kỷ qua, trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ đó. Từ chức năng, nhiệm vụ và năng lực của nhàtrường, năm 2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tiếp tục giao nhiệm vụ cho các cơsở đào tạo tổ chức bồi dưỡng. Theo Quyết định số 2128/QĐ-UBND ngày 14/11/2016, TrườngCĐSP Lạng Sơn được giao thực hiện chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹnăng nghề nghiệp hàng năm đối với viên chức công tác trong lĩnh vực thuộc ngành giáo dục -gọi tắt là bồi dưỡng thường xuyên (BDTX).Bài viết sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác BDTX năm 2018 và đề xuất mộtsố giải pháp nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non (GVMN) trên địabàn tỉnh Lạng Sơn trước yêu cầu của cách mạng 4.0.2. BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở LẠNG SƠN2.1. Mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng thưỡng xuyên cho giáo viên mầmnon ở Lạng Sơn2.1.1. Mục tiêu bồi dưỡngMục tiêu của việc BDTX cho GVMN được Trường CĐSP Lạng Sơn xác định và thực hiệntheo Điều 3 Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT về Quy chế BDTX cho GVMN, phổ thông vàgiáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành. Đó là giúpGV “cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đứcnghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêucầu của chuẩn nghề nghiệp GV, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáodục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục; phát triển năng lực tựhọc, tự bồi dưỡng của GV; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lýhoạt động tự học, tự bồi dưỡng GV của nhà trường, của Phòng GD&ĐT và của sở GD&ĐT”(Bộ GD&ĐT, 2012, tr.1). 18TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/20192.1.2. Hình thức tổ chức bồi dưỡngThực hiện Quyết định số 2128/QĐ-UBND tỉnh Lạng Sơn, Trường CĐSP Lạng Sơn được giaonhiệm vụ chủ trì, có trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện công tác BDTX cho CBQL,GV, NV ngành Giáo dục năm 2018. Nhà trường đã tích cực tham mưu cho Sở GD&ĐT xâydựng, ban hành kế hoạch, tổ chức BDTX, trong đó tổng số CBQL, GV, NV cấp GDMN thamgia bồi dưỡng là 1.427 được biên chế thành 20 lớp với 07 chuyên đề.Căn cứ kế hoạch số 987/KH-SGDĐT tỉnh Lạng Sơn, Trường CĐSP Lạng Sơn thông báo triệutập bồi dưỡng CBQL, GV, NV của cơ sở giáo dục Mầm non trong đợt 1 (từ ngày 9/7 đếnngày 04/8/2018) theo 5 đơn vị theo cụm huyện, thành phố gồm: Thành phố - Cao Lộc (bồidưỡng tại trường CĐSP Lạng Sơn), Chi Lăng - Hữu Lũng (bồi dưỡng tại 02 điểm tùy theochuyên đề); Lộc Bình - Đình Lập (bồi dưỡng tại Lộc Bình); Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn(bồi dưỡng tại Bắc Sơn); Văn Lãng - Tràng Định (bồi dưỡng tại 02 điểm tùy theo chuyên đề).Xây dựng Ban quản lý lớp học gồm giảng viên của trường sư phạm và CBQL, chuyên viên cácphòng GD&ĐT. Phân công nhiệm vụ thành viên Ban quản lý cụ thể, rõ ràng. Phối hợp chặt chẽtrong khâu quản lý, đôn đốc học viên; chuẩn bị các điều kiện phục vụ bồi dưỡng; kiểm tra, giámsát việc thực hiện theo nhiệm vụ phân công.Phối hợp với các phòng chuyên môn Sở GD&ĐT thành lập các đoàn, tổ chức kiểm tra, giámsát thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Trong mỗi buổi kiểm tra, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: