Danh mục

Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp dạy học cho giáo viên hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 382.93 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên hóa học, đồng thời đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương pháp dạy học cho giáo viên nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp dạy học cho giáo viên hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ THỊ ĐẶNG CHI Trường Đại học Qui Nhơn Tóm tắt: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong những năng lực quan trọng cần hình thành và phát triển cho học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Để phát triển năng lực cho người học, giáo viên cần có năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tốt. Nghiên cứu trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên hóa học, đồng thời đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương pháp dạy học cho giáo viên nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở. Từ khóa: năng lực, năng lực sử dụng phương pháp dạy học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 1. MỞ ĐẦU Để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng yêu cầu của xã hội, ngành giáo dục nước ta phải đổi mới cách tiếp cận: chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, đề cao khả năng thực hiện công việc của người học. Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TƯ với mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học (PPDH), từ truyền đạt kiến thức sang tổ chức hướng dẫn, định hướng phát triển năng lực nhận thức học sinh (HS), đang đặt ra thách thức lớn đối với đội ngũ giáo viên (GV) ở trường phổ thông (PT). Từ vai trò là người cung cấp thông tin, GV trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học của HS, phát triển năng lực (NL) đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) và sáng tạo. Thực tiễn những năm qua cho thấy, GD PT đã và đang tích cực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và tiếp cận với thế giới, đặc biệt là lĩnh vực PPDH. Tuy nhiên, năng lực tác nghiệp của GV vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với các NL sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp đã được ban hành và theo yêu cầu mới của nhà trường PT Vì vậy, việc bồi dưỡng NL sử dụng PPDH nhằm phát triển NL GQVĐ và sáng tạo cho HS nói chung, HS trung học cơ sở (THCS) nói riêng là một trong những việc làm cần thiết. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm năng lực Năng lực (Tiếng Anh ability hay competency) được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa trên các dấu hiệu khác nhau. Có thể phân thành hai nhóm chính: 41 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 - Nhóm lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa như tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy”. [9] - Nhóm lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa như tác giả Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động”. [4] Dù diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng điểm chung của các khái niệm đều thể hiện hai đặc trưng của năng lực đó là năng lực được bộc lộ qua hành động và đảm bảo hành động có hiệu quả, kết quả tốt. 2.2. Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học Theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV trung học gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí: [1] - Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục. - Tiêu chuẩn 3: Năng lực giáo dục. - Tiêu chuẩn 4: Năng lực dạy học. - Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị xã hội. - Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp. Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học là một tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 4. Với yêu cầu, vận dụng các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS. Như vậy, năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học là một thành tố quan trọng của năng lực dạy học, là hệ thống các thuộc tính cá nhân của mỗi GV vận dụng tốt các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS. 2.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: