Bồi dưỡng văn hoá toán học cho học sinh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.53 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu đào tạo ra thế hệ công dân mới, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại số, giao thoa văn hoá và có năng lực cốt lõi như tư duy phản biện, tư duy hệ thống, hợp tác ra quyết định và có trách nhiệm với các thế hệ hiện tại và tương lai. Bài viết trình bày một số cách thức để bồi dưỡng văn hoá toán học cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng văn hoá toán học cho học sinh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững BỒI DƯỠNG VĂN HOÁ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phạm Nguyễn Hồng Ngự1 Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu đào tạo ra thế hệ công dân mới, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại số, giao thoa văn hoá và có năng lực cốt lõi như tư duy phản biện, tư duy hệ thống, hợp tác ra quyết định và có trách nhiệm với các thế hệ hiện tại và tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như toàn thế giới. Việc bồi dưỡng văn hoá toán học cho học sinh trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, góp phần vào việc hình thành giá trị văn hoá cho cá nhân học sinh để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững sau này. Bài viết trình bày một số cách thức để bồi dưỡng văn hoá toán học cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Từ khoá: Văn hoá, văn hoá toán học, chương trình giáo dục phổ thông 2018, phát triển bền vững. 1. Mở đầu Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, trong thế giới có nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay; chúng ta đang đứng trước sự chuyển dịch, sự thay đổi cũng như nhiều thách thức trong việc giữ cho thế giới phát triển nhưng bền vững, không phương hại đến tài nguyên môi trường, dân số và các vấn đề xã hội khác. Giáo dục vì sự phát triển bền vững hay giáo dục bền vững đã được thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm từ cuối những năm ở thế kỷ XX. Nhiều tổ chức như Liên hợp quốc (1992) xác định “giáo dục là công cụ chủ chốt để phát triển bền vững”, UNESCO (1994) đưa ra khái niệm “Giáo dục vì một tương lai bền vững”, Đại hội đồng liên hợp quốc (2002) đưa ra nghị quyết về “Thập kỉ giáo dục vì sự phát triển bền vững”. Chương trình GDPT 2018 tại Việt Nam ra đời, được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền 1. Tiến sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 78 PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2018). Để cụ thể hoá mục tiêu phát triển bền vững trong hầu khắp các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi trường, các nhà giáo dục cần đào tạo ra thế hệ học sinh ưu việt, sống, cống hiến vì sự phát triển bền vững. Các trường phổ thông ở tất cả các bậc học đều cần thay đổi hình thức, phương pháp, nội dung dạy học như thế nào để trang bị kĩ năng cho học sinh đáp ứng xu hướng giáo dục phát triển bền vững. Toán học là môn khoa học về các cấu trúc tổng quát, các quan hệ được trừu tượng hóa từ các đối tượng của thực tế khách quan. Toán học có vị trí nổi bật trong các ngành khoa học khác bởi nguồn gốc, nội dung và phương pháp của nó đều có nguồn gốc trong thực tiễn, các cấu trúc quan hệ toán học là những cấu trúc quan hệ khá phổ biến trong thế giới khách quan, hình dạng không gian, quan hệ số lượng, quan hệ logic,.... Hơn nữa toán học càng trừu tượng thì lại có khả năng phản ánh càng nhiều thực tiễn, do đó càng có điều kiện đi sâu vào thực tiễn, nắm được quy luật của nó, góp phần cải tạo thực tiễn. Trong bối cảnh thực hiện chương trình GDPT 2018 như hiện nay, môn Toán cũng như những môn học khác góp phần vào sự thành công của chương trình GDPT 2018. Với mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2018). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến văn hoá toán học và việc bồi dưỡng văn hoá toán học cho học sinh THPT nhằm đảm bảo thực hiện thành công chương trình GDPT 2018, đồng thời đảm bảo mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Giáo dục vì sự phát tri ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng văn hoá toán học cho học sinh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững BỒI DƯỠNG VĂN HOÁ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phạm Nguyễn Hồng Ngự1 Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu đào tạo ra thế hệ công dân mới, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại số, giao thoa văn hoá và có năng lực cốt lõi như tư duy phản biện, tư duy hệ thống, hợp tác ra quyết định và có trách nhiệm với các thế hệ hiện tại và tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như toàn thế giới. Việc bồi dưỡng văn hoá toán học cho học sinh trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, góp phần vào việc hình thành giá trị văn hoá cho cá nhân học sinh để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững sau này. Bài viết trình bày một số cách thức để bồi dưỡng văn hoá toán học cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Từ khoá: Văn hoá, văn hoá toán học, chương trình giáo dục phổ thông 2018, phát triển bền vững. 1. Mở đầu Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, trong thế giới có nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay; chúng ta đang đứng trước sự chuyển dịch, sự thay đổi cũng như nhiều thách thức trong việc giữ cho thế giới phát triển nhưng bền vững, không phương hại đến tài nguyên môi trường, dân số và các vấn đề xã hội khác. Giáo dục vì sự phát triển bền vững hay giáo dục bền vững đã được thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm từ cuối những năm ở thế kỷ XX. Nhiều tổ chức như Liên hợp quốc (1992) xác định “giáo dục là công cụ chủ chốt để phát triển bền vững”, UNESCO (1994) đưa ra khái niệm “Giáo dục vì một tương lai bền vững”, Đại hội đồng liên hợp quốc (2002) đưa ra nghị quyết về “Thập kỉ giáo dục vì sự phát triển bền vững”. Chương trình GDPT 2018 tại Việt Nam ra đời, được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền 1. Tiến sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 78 PHẠM NGUYỄN HỒNG NGỰ được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2018). Để cụ thể hoá mục tiêu phát triển bền vững trong hầu khắp các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi trường, các nhà giáo dục cần đào tạo ra thế hệ học sinh ưu việt, sống, cống hiến vì sự phát triển bền vững. Các trường phổ thông ở tất cả các bậc học đều cần thay đổi hình thức, phương pháp, nội dung dạy học như thế nào để trang bị kĩ năng cho học sinh đáp ứng xu hướng giáo dục phát triển bền vững. Toán học là môn khoa học về các cấu trúc tổng quát, các quan hệ được trừu tượng hóa từ các đối tượng của thực tế khách quan. Toán học có vị trí nổi bật trong các ngành khoa học khác bởi nguồn gốc, nội dung và phương pháp của nó đều có nguồn gốc trong thực tiễn, các cấu trúc quan hệ toán học là những cấu trúc quan hệ khá phổ biến trong thế giới khách quan, hình dạng không gian, quan hệ số lượng, quan hệ logic,.... Hơn nữa toán học càng trừu tượng thì lại có khả năng phản ánh càng nhiều thực tiễn, do đó càng có điều kiện đi sâu vào thực tiễn, nắm được quy luật của nó, góp phần cải tạo thực tiễn. Trong bối cảnh thực hiện chương trình GDPT 2018 như hiện nay, môn Toán cũng như những môn học khác góp phần vào sự thành công của chương trình GDPT 2018. Với mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2018). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến văn hoá toán học và việc bồi dưỡng văn hoá toán học cho học sinh THPT nhằm đảm bảo thực hiện thành công chương trình GDPT 2018, đồng thời đảm bảo mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Giáo dục vì sự phát tri ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hoá toán học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Tư duy phản biện Tư duy hệ thống Bồi dưỡng văn hoá toán họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
68 trang 310 10 0
-
6 trang 295 1 0
-
56 trang 266 2 0
-
Tiểu luận: Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo
46 trang 251 0 0 -
59 trang 191 0 0
-
7 trang 160 0 0
-
9 trang 153 0 0
-
41 trang 134 0 0
-
138 trang 108 0 0
-
95 trang 102 2 0