Bốn bí quyết giúp tìm việc thành công
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 233.38 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bất kỳ ai cũng ít nhất một lần đi tìm việc. Có người giỏi chuyên môn nhưng xin việc mãi vẫn không đâu nhận, trong khi đó nhiều người khác trình độ không bằng, thì lại dễ dàng tìm được việc ưng ý. Rõ ràng, tìm việc ngoài kỹ năng chuyên môn và một bộ trang phục thích hợp còn chứa đựng nhiều yếu tố khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bốn bí quyết giúp tìm việc thành công Bốn bí quyết tìm việc thành công Bất kỳ ai cũng ít nhất một lần đi tìm việc. Có người giỏi chuyên môn nhưng xin việc mãi vẫn không đâu nhận, trong khi đó nhiều người khác trình độ không bằng, thì lại dễ dàng tìm được việc ưng ý. Rõ ràng, tìm việc ngoài kỹ năng chuyên môn và một bộ trang phục thích hợp còn chứa đựng nhiều yếu tố khác. Trước hết phải dành thời gian để chuẩn bị và suy nghĩ về công việc ưng ý mà bạn mơ ước. Bạn hãy đặt ra câu hỏi: những kế hoạch trước đây của mình về nghề nghiệp chuyên môn có còn giá trị không? Thị trường việc làm đã thay đổi ra sao vào thời điểm này? Và điều quan trọng là cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn rõ ràng. Càng biết chắn chắn nơi mình muốn đến bao nhiêu, thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu bấy nhiêu. Tìm việc với bốn bí quyết mang tính chiến lược dưới đây chắc chắn sẽ có kết quả hơn nhiều so với việc đơn giản chỉ phản ứng một cách tự nhiên trước các quảng cáo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cố gắng để có được một vị trí không thực sự hấp dẫn với bạn. Bí quyết 1: Biết rõ phải tìm việc ở đâu Ngày nay, mặc dù nhiều công ty có sử dụng các chuyên gia săn đầu người để kiểm tra các ứng viên, đặc biệt là những vị trí quản lý cấp cao, song các phần mềm kiểm tra sơ yếu lí lịch, những bài đánh giá trực tuyến để phân loại ban đầu các ứng viên vẫn là những công cụ phổ biến. Và thay vì đăng các thông báo tuyển dụng mở trên phương tiện thông tin đại chúng, nơi có thể thu hút các ứng viên đủ loại, các công ty có xu hướng sử dụng quảng cáo trên những tạp chí, báo chuyên ngành hoặcnhững mục quảng cáo tuyển dụng chuyên về lĩnh vực của họ, Mark Bartz, đồng sáng lập hãng tư vấn tìm việc Executive Careers Inc, cho biết. Còn theo Ginny Gomez, phó chủ tịch phát triển sản phẩm của hãng Peopleclick, một công ty tư vấn và phần mềm về tuyển dụng: Các công ty ngày nay có xu hướng thông báo tuyển dụng trên trang web của công ty, hay những trang web việc làm. Về phía các ứng viên, họ cũng có thể chủ động đăng gửi sơ yếu lý lịch vào đây, thông báo mình tìm một loại công việc cụ thể nào đó. Khi có nhu cầu cho một vị trí công việc mới, một hệ thống sẽ tự động sắp xếp và gạn lọc các bản sơ yếu lý lịch thông qua những từ khóa để tìm kiếm các ứng viên thích hợp. Và khi bạn sử dụng trang web của một công ty để đăng gửi sơ yếu lý lịch, bạn có thể phải trả lời một loạt các câu hỏi thiết kế sẵn nhằm đem lại cho nhà tuyển dụng một vài nhận định nào đó. Họ muốn đánh giá sơ bộ xem năng lực bạn có thích hợp với loại công việc bạn muốn tìm hay không, đồng thời kiểm tra các kỹ năng của bạn. Các câu hỏi như vậy luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược tuyển dụng của các công ty, và các ứng viên nên biết rằng nếu không vượt qua những đánh giá sơ bộ này, họ sẽ bị loại ngay lập tức, Gomez nói. Bí quyết 2: Đảm bảo rằng công ty quan tâm tới bạn Hãy thiết kế bản sơ yếu lý lịch để nêu bật kinh nghiệm có liên quan tới công việc bạn đang dự tuyển. Đồng thời, bạn cần nêu bật lý do tại sao nhà tuyển dụng nên quan tâm tới bạn, Phil Carpenter, phó chủ tịch tiếp thị tại SimplyHired.com, một trang web tìm việc trực tuyến, cho biết. Theo Amy Hoover, phó chủ tịch điều hành TalentZoo, một nhà tuyển dụng chuyên về các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì để làm được điều này cần phải nhấn mạnh kết quả, chứ không phải hành động. Mục tiêu của bạn là để người đọc bản sơ yếu lý lịch cuối cùng phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào mà anh ta làm được điều này?, Mark Bartz cho biết. Muốn nổi bật thì ngoài việc đưa ra những câu trả lời thể hiện trình độ chuyên môn, và kinh nghiệm, còn phải chứng tỏ cả những kỹ năng tuyệt vời khác không thể đào tạo được dễ dàng như trực giác, sáng tạo, sâu sắc, tháo vát,.... Đây là nhân tố then chốt giúp bạn được nhận vào làm việc, Bartz nói. Bên cạnh đó, một vấn đề khác cần phải quan tâm là sau khi bản sơ yếu lý lịch của bạn đã vượt qua vòng sơ loại đầu tiên này, thì điều gì giúp nó lọt vào trong top 10? Câu trả lời là các từ khoá tương thích tối đa với công việc bạn đăng gửi. Có như vậy nó mới thích hợp với các phần mềm kiểm tra tra sơ yếu lý lịch. Bartz đề xuất về việc đánh bóng bản thân trên các bản sơ yếu lý lịch và thư giới thiệu phải sao cho ngắn gọn nhưng đủ ý. Ví dụ một nhà tiếp thị sản phẩm với chuyên môn trong hoạt động xây dựng nhãn hiệu và nghiên cứu thị trường. Sau đó, nêu bật kinh nghiệm trong quá khứ của bạn trong khoảng 12 đến 20 từ hay cụm từ nói về từng lĩnh vực chuyên môn, ví dụ đối với hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn có thể cho biết rằng mình đã làm việc với các dự án liên quan tới nghiên cứu nhân khẩu học hay chu kỳ sống của sản phẩm. Bí quyết 3: Giải thích rằng bạn mong muốn công việc này Việc bạn muốn một vị trí công việc và thể hiện điều đó là hai việc hoàn toàn khác biệt. Những gì sẽ khiến bạn trở nên khác biệt với ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bốn bí quyết giúp tìm việc thành công Bốn bí quyết tìm việc thành công Bất kỳ ai cũng ít nhất một lần đi tìm việc. Có người giỏi chuyên môn nhưng xin việc mãi vẫn không đâu nhận, trong khi đó nhiều người khác trình độ không bằng, thì lại dễ dàng tìm được việc ưng ý. Rõ ràng, tìm việc ngoài kỹ năng chuyên môn và một bộ trang phục thích hợp còn chứa đựng nhiều yếu tố khác. Trước hết phải dành thời gian để chuẩn bị và suy nghĩ về công việc ưng ý mà bạn mơ ước. Bạn hãy đặt ra câu hỏi: những kế hoạch trước đây của mình về nghề nghiệp chuyên môn có còn giá trị không? Thị trường việc làm đã thay đổi ra sao vào thời điểm này? Và điều quan trọng là cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn rõ ràng. Càng biết chắn chắn nơi mình muốn đến bao nhiêu, thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu bấy nhiêu. Tìm việc với bốn bí quyết mang tính chiến lược dưới đây chắc chắn sẽ có kết quả hơn nhiều so với việc đơn giản chỉ phản ứng một cách tự nhiên trước các quảng cáo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cố gắng để có được một vị trí không thực sự hấp dẫn với bạn. Bí quyết 1: Biết rõ phải tìm việc ở đâu Ngày nay, mặc dù nhiều công ty có sử dụng các chuyên gia săn đầu người để kiểm tra các ứng viên, đặc biệt là những vị trí quản lý cấp cao, song các phần mềm kiểm tra sơ yếu lí lịch, những bài đánh giá trực tuyến để phân loại ban đầu các ứng viên vẫn là những công cụ phổ biến. Và thay vì đăng các thông báo tuyển dụng mở trên phương tiện thông tin đại chúng, nơi có thể thu hút các ứng viên đủ loại, các công ty có xu hướng sử dụng quảng cáo trên những tạp chí, báo chuyên ngành hoặcnhững mục quảng cáo tuyển dụng chuyên về lĩnh vực của họ, Mark Bartz, đồng sáng lập hãng tư vấn tìm việc Executive Careers Inc, cho biết. Còn theo Ginny Gomez, phó chủ tịch phát triển sản phẩm của hãng Peopleclick, một công ty tư vấn và phần mềm về tuyển dụng: Các công ty ngày nay có xu hướng thông báo tuyển dụng trên trang web của công ty, hay những trang web việc làm. Về phía các ứng viên, họ cũng có thể chủ động đăng gửi sơ yếu lý lịch vào đây, thông báo mình tìm một loại công việc cụ thể nào đó. Khi có nhu cầu cho một vị trí công việc mới, một hệ thống sẽ tự động sắp xếp và gạn lọc các bản sơ yếu lý lịch thông qua những từ khóa để tìm kiếm các ứng viên thích hợp. Và khi bạn sử dụng trang web của một công ty để đăng gửi sơ yếu lý lịch, bạn có thể phải trả lời một loạt các câu hỏi thiết kế sẵn nhằm đem lại cho nhà tuyển dụng một vài nhận định nào đó. Họ muốn đánh giá sơ bộ xem năng lực bạn có thích hợp với loại công việc bạn muốn tìm hay không, đồng thời kiểm tra các kỹ năng của bạn. Các câu hỏi như vậy luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược tuyển dụng của các công ty, và các ứng viên nên biết rằng nếu không vượt qua những đánh giá sơ bộ này, họ sẽ bị loại ngay lập tức, Gomez nói. Bí quyết 2: Đảm bảo rằng công ty quan tâm tới bạn Hãy thiết kế bản sơ yếu lý lịch để nêu bật kinh nghiệm có liên quan tới công việc bạn đang dự tuyển. Đồng thời, bạn cần nêu bật lý do tại sao nhà tuyển dụng nên quan tâm tới bạn, Phil Carpenter, phó chủ tịch tiếp thị tại SimplyHired.com, một trang web tìm việc trực tuyến, cho biết. Theo Amy Hoover, phó chủ tịch điều hành TalentZoo, một nhà tuyển dụng chuyên về các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì để làm được điều này cần phải nhấn mạnh kết quả, chứ không phải hành động. Mục tiêu của bạn là để người đọc bản sơ yếu lý lịch cuối cùng phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào mà anh ta làm được điều này?, Mark Bartz cho biết. Muốn nổi bật thì ngoài việc đưa ra những câu trả lời thể hiện trình độ chuyên môn, và kinh nghiệm, còn phải chứng tỏ cả những kỹ năng tuyệt vời khác không thể đào tạo được dễ dàng như trực giác, sáng tạo, sâu sắc, tháo vát,.... Đây là nhân tố then chốt giúp bạn được nhận vào làm việc, Bartz nói. Bên cạnh đó, một vấn đề khác cần phải quan tâm là sau khi bản sơ yếu lý lịch của bạn đã vượt qua vòng sơ loại đầu tiên này, thì điều gì giúp nó lọt vào trong top 10? Câu trả lời là các từ khoá tương thích tối đa với công việc bạn đăng gửi. Có như vậy nó mới thích hợp với các phần mềm kiểm tra tra sơ yếu lý lịch. Bartz đề xuất về việc đánh bóng bản thân trên các bản sơ yếu lý lịch và thư giới thiệu phải sao cho ngắn gọn nhưng đủ ý. Ví dụ một nhà tiếp thị sản phẩm với chuyên môn trong hoạt động xây dựng nhãn hiệu và nghiên cứu thị trường. Sau đó, nêu bật kinh nghiệm trong quá khứ của bạn trong khoảng 12 đến 20 từ hay cụm từ nói về từng lĩnh vực chuyên môn, ví dụ đối với hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn có thể cho biết rằng mình đã làm việc với các dự án liên quan tới nghiên cứu nhân khẩu học hay chu kỳ sống của sản phẩm. Bí quyết 3: Giải thích rằng bạn mong muốn công việc này Việc bạn muốn một vị trí công việc và thể hiện điều đó là hai việc hoàn toàn khác biệt. Những gì sẽ khiến bạn trở nên khác biệt với ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ năng mềm Kỹ năng tư duy kinh nghiệm xin việc làm kỹ năng giao tiếp Bí quyết tìm việcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 774 13 0 -
30 trang 463 1 0
-
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 420 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
10 trang 331 0 0 -
10 trang 323 0 0
-
Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 1 - PGS.TS Lê Thanh Sơn
103 trang 309 1 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 306 0 0 -
17 trang 296 0 0
-
124 trang 295 1 0