Danh mục

Bóng Chiều Quê

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.99 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát. Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác. Chiêu hồn về bao khúc ca yêu đời. Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát. Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát. Lúa về mang bao khúc ca ngày mùa... (Khúc Ca Ngày Mùa của Lam Phương). Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết. Nhớ những buổi chiều nghe tiếng mõ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bóng Chiều Quê Bóng Chiều QuêKìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát. Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác. Chiêu hồnvề bao khúc ca yêu đời. Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát. Ước mong sao lúa haimùa thơm ngát. Lúa về mang bao khúc ca ngày mùa...(Khúc Ca Ngày Mùa của Lam Phương).Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái củangày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết. Nhớnhững buổi chiều nghe tiếng mõ đàn trâu đang đi về đâu đó, đang rộn lên một âm thanhrất vui tai. Chiếc mõ mà người dân quê thường đeo vào cổ trâu, để khi thả trâu ra đồng,trâu đi về hướng nào, thì người mục đồng nghe biết để đón trâu về. Chỉ đơn giản vậy thôi,mà âm thanh ấy nghe chừng như một điệu nhạc muôn đời của tình quê của hồn nước.Tiếng nhạc ấy khi nhặt khi khoan cũng báo cho chúng ta những tín hiệu là trâu đang cặmcụi ăn cỏ, hay trâu đã no nê và rủ nhau thong thả về chuồng. Sự khoan thai của nhữngcon trâu đã no cỏ, đang thong thả đi về cũng đã tạo nên hình ảnh an nhàn vào lòng ngườiảnh hưởng.Bóng dáng của chú mục đồng ngồi ngất nghểu trên lưng trâu, cũng thảnh thơi biết mấy,mỗi khi chiều về. Cảm thấy sung sướng khi đã làm xong công việc trong ngày, cất nôngcụ vào nhà ăn cơm và nghỉ ngơi. Ngồi bên chén cơm bốc hơi mùi gạo mới như đang kíchthích dịch vị khát đói, sau một ngày làm lụng vất vã ngoài đồng áng. Buổi cơm chiều,thường thì với dĩa rau luộc chấm mắm nêm, vài quả cà dầm nước mắm, nhưng cảm thấyngon lạ lùng. Vì ngoài ba bửa cơm, người nông phu không còn có gì để ăn thêm. May rathỉnh thoảng mới có một bửa chè nếp, hay chè khoai môn, cho giữa buổi chiều. Vì miềnquê về mùa hè trời nóng bức, khát nước liên tục và thèm chất ngọt khủng khiếp. Còn cólúc nào sung sướng cho bằng, làm việc đến lúc nửa chiều, vừa mệt bụng lại đói mà thấyngười nhà bưng ra một soong chè, hay nồi khoai luộc? Mang đến dưới bóng mát nghỉngơi và ăn uống, những lúc ấy thật là cái thú tuyệt vời. Như đang tiếp sức thêm cho ngườinông phu, làm việc nặng nhọc dưới nắng mưa, trong những ngày phải cày bừa cho kịpvụ. Vất vã trăm bề, nhưng nhờ trời cũng được bù lại cho người nông phu, qua nhữngtháng được nghỉ ngơi và giải trí. Việc nghỉ ngơi và giải trí của họ cũng đơn sơ lồng trongcông việc làm theo mùa. Qua những câu ca như phân chia một thời khóa biểu từng việc:Tháng giêng là tháng ăn chơi. Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà. Tháng ba thìđậu đã già. Ta ra đồng hái về nhà phơi khô. Tháng tư đi tậu trâu bò. Để cho ta lại kịp mùatháng năm…Công việc khi nhặt khi khoan ấy, cũng điều hòa cho tinh thần của nhà nông. Để lúc mệtmỏi, còn có lúc thưởng thức những thú vui chơi. Họ vui với nếp sống đạm bạc, nhưngtình cảm thì luôn sâu đậm và đằm thắm. Gặp nhau trong những lễ hội hay các buổi tế lễtrong đình làng, đều chia sẻ cho nhau những nguồn cảm dạt dào. Cảnh buổi sáng ra đồng,hay tiếng kỉu kịt của trai gái trong làng đang gánh lúa về đầu xóm, tiếng cười pha lẫntiếng chuyện trò dòn tan trong không gian tưởng như rộn rã lên. Trên ngọn cây cao ánhnắng xuyên qua những áng mây như giải lụa trời thướt tha, đang lơ lửng như sắp sửabuông màn. Cảnh về chiều của thôn làng như cuốn hút và thu gọn lại từng bước chân củangười dân quê đi làm trở về nhà, và trả lại cho không gian tỉnh mịt của ruộng đồng. Khiấy xóm làng cũng trở nên yên ả, vì gia đình nào cũng có vườn rộng, nhà nầy cách nhàkhác vài ba trăm thước là thường. Thế nên mỗi làng từ xóm dưới lên đến xóm trên, cũngcách xa vài ba cây số. Ở thôn quê đất đai rộng rãi, nhà ở thưa thớt, không khí trong lànhnên cảm thấy thoải mái. Nhờ vậy mà người dân quê ít khi đau ốm, tuổi thọ cũng cao.Công việc đồng áng tuy vất vã, chân lấm tay bùn nhưng không mảy may lo lắng. Khỏethì làm, mệt mỏi thì nghỉ ngơi. Làm việc nhà cũng không tính giờ tính giấc, thấy bóngmặt trời đã ngã thì dọn dẹp lùa trâu về.Vì công việc nông gia thì quanh năm suốt tháng, chứ đâu ngày một ngày hai mà phải làmcho xong trong một lúc. Cứ từ từ theo đà phát triển của cây cối trồng trọt. Đến mùa gieomạ, cũng phải đợi mạ lên, cấy xong vụ cũng phải đợi cho cây lúa phát triển, mới đến việcnhổ cỏ bón phân. Như cái thời khóa biểu giúp cho người nông dân để làm việc. Trongmột ngày cũng vậy, buổi sáng dắt trâu ra đồng, cày bừa đến lúc thấy vừa đủ cho mộtngày. Đất được cày xới coi ngang ngửa với số đất cày hôm qua, hôm kia thì thấy đã yênlòng rồi. Thường thì người ta dùng mặt trời thay đồng hồ để biết giờ giấc. Làm lụng chođến khi mặt trời ngả bóng chiều, chim bay về tìm tổ sau một ngày đi kiếm ăn. Chim tìmvề những hàng cây đầu ngõ, để ẩn núp qua đêm. Và người nông phu cũng về, như chim.Họ tìm về dưới mái nhà tranh đầm ấm, tìm về với bửa cơm tối sum vầy. Tìm về với niềmhạnh phúc muôn đời của gia đình ấp ủ. Những lúc tìm về ấy, thật đẹp làm sao. Sẽ dịudàng mến yêu cho vơi đi những giây phút mệt nhọc đã qua, bồi dưỡng thêm sức sống trànđầy cho những ngày tháng sắp tới. ...

Tài liệu được xem nhiều: