Danh mục

Book: DẠY CON BIẾT VÂNG LỜI

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những đứa trẻ mới biết đi thường rất bướng bỉnh, chúng luôn luôn không chịu vâng lời. Nhưng vâng lời sẽ giúp con bạn học hỏi một cách hiệu quả hơn, để ý đến những điều nguy hiểm, hòa thuận với bạn bè, thầy cô giáo và những người lớn mà trẻ cần phải tôn trọng.Có nhiều cách đơn giản mà bạn cầ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Book: DẠY CON BIẾT VÂNG LỜI DẠY CON BIẾT VÂNG LỜINhững đứa trẻ mới biết đi thường rất bướng bỉnh, chúng luôn luônkhông chịu vâng lời. Nhưng vâng lời sẽ giúp con bạn học hỏi một cáchhiệu quả hơn, để ý đến những điều nguy hiểm, hòa thuận với bạn bè,thầy cô giáo và những người lớn mà trẻ cần phải tôn trọng.Có nhiều cách đơn giản mà bạn cần thực hiện theo một cách kiên định,sẽ dạy bé nhiều kỹ năng để biết vâng lời. Không bao giờ quá sớm để bắtđầu dạy dỗ con bạn, một đứa trẻ mới biết đi cũng như bé 5 tuổi thườngkhông chịu vâng lời, nhưng trẻ vẫn có những kỹ năng này.Nói theo “tầm” của trẻ Sớm hay muộn bạn cũng nhận ra, việc la hét con to tiếng hiếm khimang lại kết quả như mong đợi. Hãy ngồi xuống ngang tầm nhìn củacon hoặc bế con bạn lên, khi đó bạn có thể nhìn vào mắt trẻ và thu hút sựchú ý. Trẻ sẽ vâng lời bạn thân tình hơn nếu bạn ngồi cạnh trẻ tại bàn ănsáng nhắc nhở trẻ nên ăn hết phần bánh của mình, hoặc ngồi trên giườngcủa trẻ vào buổi tối nói với trẻ rằng bạn sắp tắt đèn đi ngủ…Thông điệp rõ ràng Truyền đạt thông điệp của bạn một cách rõ ràng, đơn giản và nghiêmnghị. Con bạn sẽ lờ đi nếu bạn lặp đi lặp lại cách chán ngắt một đề tàiquá lâu. Sẽ khó khăn để nhận ra giá trị của một bức thông điệp dài dòngnhư: “Bên ngoài thực sự lạnh, còn con gần đây lại bị bệnh, cho nên mẹmuốn con mặc áo len trước khi chúng ta đi đến cửa hàng bách hóa”. Hãynói cách khác: “Đến lúc con phải mặc áo len rồi” bé sẽ hiểu được cốt lõivấn đề mà bạn nói dễ hơn. Và đừng diễn đạt một điều gì đó tương tự nhưmột câu hỏi nếu con bạn thực sự không có lựa chọn. “Đến lúc leo lênghế ngồi của con rồi!” có tác động nhiều hơn là “Leo lên ghế ngồi củacon đi, đồng ý chứ?”Làm cho đến cùng – một cách nhanh chóng Hãy nói rõ ý bạn là gì, và đừng nên hăm dọa – hoặc hứa hẹn – vì đôikhi bạn sẽ không thực hiện được. Bạn đừng nói dông dài: “Con cần uốngchút sữa vào giờ ăn”, thay vào đó hãy cho trẻ uống nước ép sau nămphút. Hãy chắc rằng người bạn đời của bạn cũng góp phần trong nhữngnguyên tắc của bạn và tôn trọng chúng, để không ai trong hai người làmsai ý của nhau, gây cho trẻ sự coi thường. Thêm vào đó, hãy khiến công việc của bạn hoàn thành nhanh chóng.Bạn sẽ không bao giờ mong đợi để phải hét lên năm lần câu “Đừng chạyqua đường!” trước khi con bạn để ý đến bạn. Cũng vậy, đừng lặp đi lặplại mà hãy thay bằng những lời chỉ dẫn đòi hỏi sự chú ý, chẳng hạn “Hãyđể tách của con trên bàn”. Nhẹ nhàng chỉ dẫn bàn tay con bạn đặt cáitách lên bàn, làm thế trẻ biết chính xác bạn muốn trẻ làm gì.Củng cố thông điệp Điều đó thường hỗ trợ nhằm củng cố lời nói của bạn bằng nhiều kiểuthông điệp khác, nhất là nếu bạn đang cố gắng kéo con ra khỏi nhữnghoạt động đang làm trẻ say sưa. Hãy nói “Đến giờ đi ngủ rồi!”, sau đó raám hiệu để trẻ có thể nhìn thấy (bật công tắc đèn ở chế độ ngủ), làm ámhiệu thân thể (đặt tay lên vai trẻ, nhẹ nhàng kéo sự chú ý của con ra khỏicon búp bê), hướng trẻ về phía giường, kéo chăn và vỗ nhẹ gối.Đưa ra lời cảnh báo Đưa cho con bạn một vài lời báo trước khi một sự thay đổi lớn xảy ra,nhất là nếu trẻ bị thu hút bởi những món đồ chơi hoặc một người bạnmột cách vui vẻ. Trước khi bạn chuẩn bị rời khỏi nhà, hãy nói với trẻ“Chúng ta sắp ra ngoài, khi mẹ gọi con phải rời khỏi khuôn cát và rửatay nhé!”Lời chỉ dẫn thực tếNếu bạn bảo một đứa trẻ 2 tuổi bỏ đồ chơi của trẻ sang một bên, bé sẽnhìn quanh phòng rồi ngơ ngác không biết làm gì. Hãy chỉ cho trẻ nhữngviệc làm thực tế, chẳng hạn: “Chúng ta hãy để những khối vàng sangmột bên nhé!”. Sau đó bạn thực hiện, bé sẽ bắt chước làm theo: “Tốt,bây giờ chúng ta đặt những khối màu xanh sang một bên nào”…Thúc đẩy Những kiểu la mắng có thể mang lại nhiều kết quả (đối với một sốtrẻ), nhưng không ai thích thú với phương pháp này. Hầu hết những đứatrẻ phản ứng tốt nhất khi bạn đối xử với chúng bằng tinh thần vui vẻ tựtin. Ví dụ, thi thoảng nói một giọng ngớ ngẩn hoặc một bài hát để truyềntải bức thông điệp. Bạn có thể hát “Bây giờ đã đến lúc đánh răng rồi”bằng giai điệu của “Như các anh em đánh răng 1 mình…” chẳng hạn.Nhấn mạnh những ích lợi của việc tuân theo (“Đánh răng đi rồi con cóthể chọn bộ áo ngủ ưa thích của con” thay vì “Con phải đánh răng nếukhông con sẽ bị sâu răng” hay “Hãy đánh răng ngay bây giờ!”). Khen trẻkhi trẻ hoàn tất việc chải răng, bằng câu “Nghe lời lắm!”. Tinh thần vui vẻ, sự yêu mến, và tin tưởng là cách sẽ khiến trẻ muốnlắng nghe bạn, vì trẻ biết bạn yêu trẻ và nghĩ rằng trẻ đặc biệt. Đây làmột khía cạnh quan trọng của những chiến lược đòi hỏi sự kiên quyết kểtrên. Việc đưa ra lời chỉ dạy dễ hiểu, có uy lực không có nghĩa bạn phảigắt gỏng – những thông điệp như thế có tác động mạnh hơn nhiều khiđược kèm theo bởi một cái ôm chặt hoặc một nụ cười. Khi đó, con bạnsẽ hiểu rằng việc để mắt đến bạn là đáng làm.Thái độ gương mẫu tốtNhững đứa trẻ chưa đến tuổi đ ...

Tài liệu được xem nhiều: