Brugge (Bỉ), thành phố của quá khứ
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 731.50 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Là một trong bốn thành phố sông nước nổi tiếng nhất của châu Âu bên cạnh Venice, Amsterdam, Stockholm, so với các thành phố khác, Brugge êm đềm và chứa đựng vẻ đẹp riêng với kiến trúc từ thời Trung cổ.Đến Brugge, có lẽ điều hấp dẫn du khách nhất là thả bộ hai bên bờ sông, ngắm nhìn những ngôi nhà nằm soi bóng xuống dòng kênh đã có từ thời Trung cổ (khoảng từ thế kỷ thứ V đến XV), hay đi canô du ngoạn trên sông nước. Thời xưa, sông nước nơi đây nhộn nhịp tàu hàng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Brugge (Bỉ), thành phố của quá khứBrugge (Bỉ), thành phố của quá khứ Là một trong bốn thành phố sông nước nổi tiếng nhất của châu Âu bên cạnh Venice, Amsterdam, Stockholm, so với các thành phố khác, Brugge êm đềm và chứa đựng vẻ đẹp riêng với kiến trúc từ thời Trung cổ. Đến Brugge, có lẽ điều hấp dẫn du khách nhất là thả bộ hai bên bờ sông, ngắm nhìn những ngôi nhà nằm soibóng xuống dòng kênh đã có từ thời Trung cổ (khoảng từ thế kỷ thứ V đến XV),hay đi canô du ngoạn trên sông nước. Thời xưa, sông nước nơi đây nhộn nhịp tàuhàng vào ra buôn bán.Ngày nay, tàu bè buôn bán không còn qua lại, chỉ có tàu chở khách du lịch đi ngắmcảnh.Bên hai bờ kênh là những ngôi nhà cổ, có tuổi hàng trăm năm, nền móngngập sâu trong nước. Nhà hầu hết đượcxây bằng gạch đỏ, nhuốm màu thời giannên đậm sắc thâm trầm. Mái ngói phatrộn đủ màu, như một bức tranh sơndầu với đủ cung bậc màu sắc. Rải rác cónhững căn nhà bằng gỗ bạc màu theomưa nắng, toát lên vẻ đẹp riêng.Thỉnh thoảng, những chú vịt trời lại sàxuống dòng kênh lặng tờ để ngụp lặn,vui đùa giữa dòng nước mát lành.Tại thành phố này, chỉ có năm gia đình đượcphép tổ chức du lịch bằng canô, mỗi gia đình có bốn thuyền. Vì thế, không có cảnhnhốn nháo tranh giành khách, mà trên bến dưới thuyền đều nhịp nhàng, trật tự.ỞBrugge, phổ biến là kiến trúc roman, gothique nhẹ nhàng.Du khách tới Brugge thích nhất là được ngắm nhìn bức tượng cẩm thạch Madonnavà đứa trẻ của Michelangelo, một trong những kiệt tác của thế giới.Tòa thápchuông cao 83m nổi bật giữa thành phố nằm ở quảng trường Market cũng là tài sảnquý của Brugge. Tháp chuông này được xây dựng từ thế kỷ XIII (năm 1240)nhưng đã bị hỏa hoạn thiêu hủy 40 năm sau. Năm 1300, tháp được xây lại, đượcliệt vào danh sách di sản thế giới.Nếu chịu khó trèo 366 bậc lên tháp, du khách cóthể ngắm toàn cảnh thành phố và chiêm ngưỡng 47 chiếc chuông mà mỗi chuôngmang một âm thanh với chức năng khác nhau: chuông báo nguy hiểm, chuôngthông báo từ chính quyền thành phố, chuông báo giờ...Ngày nay, 47 chiếc chuông chỉ rung lên những bản nhạc dành cho người dân và dukhách tới Brugge.Tu viện Bégiunages được xây dựng từ thế kỷ XIV đến XIX, vớinhững cụm nhà vườn; giữa những cây dương cổ thụ, thân thẳng đứng, xen kẽ vớinhững khóm hoa đủ màu sắc. Đó là khoảng lặng hiếm hoi giữa thành phố nhộnnhịp. Nếu thích xem tranh, bạn có thể vào bảo tàng Groeninge để chiêm ngưỡngnhững kiệt tác của họa sĩ xuất sắc vùng Hà Lan thế kỷ thứ XV, Jan Van Eyck,người yêu quý Brugge đến mức đã sống cả đời ở đây để vẽ tranh.Tôi thích nhấtphong cảnh tĩnh lặng của Hồ tình yêu Minnewater, nằm trong công viên ngay lốivào thành phố. Từ chiếc cầu được xây vào năm 1740, nơi đây, bạn có thể ngắmtoàn cảnh thành phố. Đi ngang qua Ngôi nhà của Chúa có phong cách kiến trúchậu Trung cổ, có thể bạn sẽ tưởng đây là nơi cầu nguyện, nhưng đó lại là nhà dànhcho người nghèo, người tàn tật. Thế kỷ XIV, những người giàu của Brugge đã xâynhững ngôi nhà này cho người nghèo, người góa chồng, góa vợ, những người kémmay mắn...Có lẽ đây cũng là một nét nhân văn rất đáng ngưỡng mộ của thành phố nhỏ bénày.Nếu chỉ khám phá Brugge vào ban ngày e không đủ. Bạn nên thưởng ngoạn vẻđẹp của chiều và đêm, ngắm nhìn ánh sáng huyền ảo hắt lên những khối nhà nơinày. Thành phố trong thời khắc đó đặc biệt yên tĩnh. Với tôi, ấn tượng để lại vềthành phố này chính là thái độ của con người biết nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của quákhứ khỏi sự hủy hoại của thời gian.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Brugge (Bỉ), thành phố của quá khứBrugge (Bỉ), thành phố của quá khứ Là một trong bốn thành phố sông nước nổi tiếng nhất của châu Âu bên cạnh Venice, Amsterdam, Stockholm, so với các thành phố khác, Brugge êm đềm và chứa đựng vẻ đẹp riêng với kiến trúc từ thời Trung cổ. Đến Brugge, có lẽ điều hấp dẫn du khách nhất là thả bộ hai bên bờ sông, ngắm nhìn những ngôi nhà nằm soibóng xuống dòng kênh đã có từ thời Trung cổ (khoảng từ thế kỷ thứ V đến XV),hay đi canô du ngoạn trên sông nước. Thời xưa, sông nước nơi đây nhộn nhịp tàuhàng vào ra buôn bán.Ngày nay, tàu bè buôn bán không còn qua lại, chỉ có tàu chở khách du lịch đi ngắmcảnh.Bên hai bờ kênh là những ngôi nhà cổ, có tuổi hàng trăm năm, nền móngngập sâu trong nước. Nhà hầu hết đượcxây bằng gạch đỏ, nhuốm màu thời giannên đậm sắc thâm trầm. Mái ngói phatrộn đủ màu, như một bức tranh sơndầu với đủ cung bậc màu sắc. Rải rác cónhững căn nhà bằng gỗ bạc màu theomưa nắng, toát lên vẻ đẹp riêng.Thỉnh thoảng, những chú vịt trời lại sàxuống dòng kênh lặng tờ để ngụp lặn,vui đùa giữa dòng nước mát lành.Tại thành phố này, chỉ có năm gia đình đượcphép tổ chức du lịch bằng canô, mỗi gia đình có bốn thuyền. Vì thế, không có cảnhnhốn nháo tranh giành khách, mà trên bến dưới thuyền đều nhịp nhàng, trật tự.ỞBrugge, phổ biến là kiến trúc roman, gothique nhẹ nhàng.Du khách tới Brugge thích nhất là được ngắm nhìn bức tượng cẩm thạch Madonnavà đứa trẻ của Michelangelo, một trong những kiệt tác của thế giới.Tòa thápchuông cao 83m nổi bật giữa thành phố nằm ở quảng trường Market cũng là tài sảnquý của Brugge. Tháp chuông này được xây dựng từ thế kỷ XIII (năm 1240)nhưng đã bị hỏa hoạn thiêu hủy 40 năm sau. Năm 1300, tháp được xây lại, đượcliệt vào danh sách di sản thế giới.Nếu chịu khó trèo 366 bậc lên tháp, du khách cóthể ngắm toàn cảnh thành phố và chiêm ngưỡng 47 chiếc chuông mà mỗi chuôngmang một âm thanh với chức năng khác nhau: chuông báo nguy hiểm, chuôngthông báo từ chính quyền thành phố, chuông báo giờ...Ngày nay, 47 chiếc chuông chỉ rung lên những bản nhạc dành cho người dân và dukhách tới Brugge.Tu viện Bégiunages được xây dựng từ thế kỷ XIV đến XIX, vớinhững cụm nhà vườn; giữa những cây dương cổ thụ, thân thẳng đứng, xen kẽ vớinhững khóm hoa đủ màu sắc. Đó là khoảng lặng hiếm hoi giữa thành phố nhộnnhịp. Nếu thích xem tranh, bạn có thể vào bảo tàng Groeninge để chiêm ngưỡngnhững kiệt tác của họa sĩ xuất sắc vùng Hà Lan thế kỷ thứ XV, Jan Van Eyck,người yêu quý Brugge đến mức đã sống cả đời ở đây để vẽ tranh.Tôi thích nhấtphong cảnh tĩnh lặng của Hồ tình yêu Minnewater, nằm trong công viên ngay lốivào thành phố. Từ chiếc cầu được xây vào năm 1740, nơi đây, bạn có thể ngắmtoàn cảnh thành phố. Đi ngang qua Ngôi nhà của Chúa có phong cách kiến trúchậu Trung cổ, có thể bạn sẽ tưởng đây là nơi cầu nguyện, nhưng đó lại là nhà dànhcho người nghèo, người tàn tật. Thế kỷ XIV, những người giàu của Brugge đã xâynhững ngôi nhà này cho người nghèo, người góa chồng, góa vợ, những người kémmay mắn...Có lẽ đây cũng là một nét nhân văn rất đáng ngưỡng mộ của thành phố nhỏ bénày.Nếu chỉ khám phá Brugge vào ban ngày e không đủ. Bạn nên thưởng ngoạn vẻđẹp của chiều và đêm, ngắm nhìn ánh sáng huyền ảo hắt lên những khối nhà nơinày. Thành phố trong thời khắc đó đặc biệt yên tĩnh. Với tôi, ấn tượng để lại vềthành phố này chính là thái độ của con người biết nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của quákhứ khỏi sự hủy hoại của thời gian.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
danh lam thắm cảnh du lịch Việt Nam văn hóa Việt Nam cẩm nang du lịch môi trường du lịch du lịch sinh tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 377 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 326 2 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 274 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
42 trang 154 3 0
-
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 133 0 0 -
189 trang 128 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 121 0 0 -
65 trang 117 0 0
-
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0