Danh mục

Bức tranh văn học Rumani giản lược (phần 1)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.64 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn học thời kỳ Bốn tám (Pasoptiste) với các nhà văn nhiều thế hệ có nhiệm vụ: cổ vũ sáng tạo nghệ thuật, đề cao tư tưởng giải phóng và thống nhất dân tộc, dành mọi sự thiện cảm cho các tầng lớp bị áp bức trước hết là giai cấp nông dân
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bức tranh văn học Rumani giản lược (phần 1)Bức tranh văn họcRumani giản lược Văn học thời kỳ Bốn tám (Pasoptiste) với các nhà văn nhiều thế hệcó nhiệm vụ: cổ vũ sáng tạo nghệ thuật, đề cao tư tưởng giải phóng vàthống nhất dân tộc, dành mọi sự thiện cảm cho các tầng lớp bị áp bức trư-ớc hết là giai cấp nông dân; đề cao cảm hứng về nguồn gốc bản địa, hư-ớng về quá khứ vẻ vang, hướng về khai thác nền văn hoá dân gian, vănhoá vùng; phê phán mãnh liệt các thói tật phong kiến; đề cao chức nănggiáo dục của văn học và nghệ thuật; xây dựng cảm xúc và ứng xử thẩmmỹ cho mọi người thông qua văn học. Khuynh hướng văn học này đápứng thời kì Rumani chuyển từ phong kiến lên tư bản, từ lệ thuộc hoàntoàn sang độc lập, từ việc tuân thủ một chiều nền văn hoá Hy Lạpchuyển sang việc tạo ra các mối liên hệ với nền văn hoá Pháp; từ trình độphân tán nhỏ lẻ sang cấp độ nhà nước thống nhất, ý thức tự hào về quákhứ vẻ vang của dân tộc Rumani, về nền văn minh đã từng có trên mảnhđất Dacia. Trong thời kì này, vai trò của G. Asachi và M. Kogălniceanu ởMoldova và I.H. Rădulescu ở Valasie rất nổi bật. I.H. Rădulescu là đại diệntiêu biểu nhất của Rumani sau D. Cantemir. Còn Mihail Kogălniceau làngười đặt nền móng cho tư duy phê bình ở Rumani. Nicolae Bălcescu làngười sáng lập môn lịch sử hiện đại và là tác giả của nhiều công trình tầmcỡ về sử học, triết học và văn chương. Anton Pann với tác phẩm PovesteaVorbei ở đó ông sử dụng hình thức thơ cổ điển, nghiêng về đạo lí nhưngkhông ngần ngại cách tân thơ bằng các kỹ thuật mới. Constantin Negruzzivới Alexandra Lăpuseanu mang đậm màu sắc lãng mạn. Alecu Russo cangợi Tổ quốc với Cintarea României. Costache Stamati với những vần thơphảng phất màu sắc B yron. Ngoài ra còn có Cezar Boliac, Ioan Catină,Andrei Muresanu, Costache Negri... Nhà thơ Vasile Cârlova tài hoa song yểu mệnh mang lại cho thi cathời kì này âm hưởng trữ tình kiểu Lamartine qua tập Inscrirea. Âm hưởngLamartine cũng gặp ở sáng tác của Grigore Alecsandrescu. Thơ ông tạora một bước tiến mới về quan niệm nghệ thuật và hình thức diễn đạt. Ôngtấn công vào xã hội phong kiến, và dặt niềm tin vào tiến bộ xã hội. Năm1857, ông viết bài Vòng tay đoàn kết (Hora Unirei), như là lời dự báo chosự kiện 1859: Vào nửa sau thế kỉ XIX cuộc đấu tranh chống áp bức bất công càngtrở nên quyết liệt. Các hình tượng văn học mang tầm vóc xã hội lớn laoxuất hiện. Các nhà văn lên án xã hội làm tha hoá, biến dạng tình cảm conngười. Sự phê phán đó tạo ra xu hướng lãng mạn trong thời kì này.Những nhà lãng mạn Rumani không đi tìm lối thoát, hay xây dựng một thếgiới khác mà phê phán mãnh liệt xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến,phê phán xã hội chia năm xẻ bảy. Đại diện ưu tú nhất của xu hướng lãng mạn này đồng thời cũng làngười Rumani mang tầm vóc nhân loại chính là Mihai Eminescu (1850-1899). Ông thuộc lớp nhà văn lãng mạn hậu sinh, nhưng là một thiên tàiđặc biệt. Ông là “biểu hiện toàn diện của tâm hồn Rumani”, “là sao Khuêtrên bầu trời văn học Rumani”. Ông là kết tinh của mọi thiên tài Rumani.Ông “là biểu hiện của nỗi đau khổ của thời đại ông, là nhà sáng tạo củathời gian lịch sử, là hiện thân toàn diện của văn hoá cổ điển Rumani... VớiEminescu thời kỳ trưởng thành của văn hoá Rumani cũng bắt đầu... Từthời điểm Eminescu, chúng ta cũng đạt tới thời kỳ ngang tầm vóc văn hoáthế giới” (Mihai Dorin). Nhờ ông, ngôn ngữ văn học Rumani có được bước phát triển độtbiến, quan trọng và đạt được sự hoàn thiện, khẳng định cội nguồn sứcmạnh sáng tạo của thi nhân chính là trí tuệ sáng tạo nhân dân, là kho tàngvăn hoá, đặc biệt là ngôn ngữ dân gian. Sự nghiệp của ông chủ yếu là thơtrữ tình với nhiều đề tài mang tính phổ quát, ông viết về tình yêu, viết vềthân phận con người, ca ngợi thiên nhiên, viết về cái cô đơn, về lịch sử.Kiệt tác về thơ của ông là tác phẩm Sao Hôm (Luceafărul) đầy chất trữ tìnhhuyền thoại. Không chỉ biết ca ngợi tình yêu hay trầm tư về số phận của thiên tàilạc bước, nhà thơ còn là chiến sĩ đấu tranh cho sự hợp nhất văn hoá củangười Rumani. Ông được coi là Mihai Viteazul thứ hai. Người thứ nhất đãcó công hợp nhất Rumani vào 1600. Mihai Eminescu đã dùng tài thơ tạo rasự hợp nhất các vùng lãnh thổ, dùng tiếng Rumani và âm hưởng trữ tìnhcủa nó liên kết các vùng “từ Nistru tới tận Tisa”. Ông trở thành ngườisáng tạo ra ngôn ngữ Rumani hợp nhất, tạo ra chỉnh thể không gian vănhoá Rumani. Sức truyền cảm nghệ thuật của sáng tạo thơ ca của ông rấtlớn, làm lay động lòng người, liên kết họ lại thành một khối thống nhất.Chúng ta gặp điều đó từ Junii corupti cho tới Impărat si proletar. Thế giớinghệ thuật mà Eminescu sáng tạo là thế giới trữ tình mang màu sắc huyềnthoại, cổ tích. Nhân vật của ông ngoài nhân vật trữ tình quen thuộc còn làkiểu nhân vật lãng mạn nổi loạn sẵn có một tình cảm tự nhiên nhưng nhậnthấy mâu thuẫn không thể hoà giải giữa số phận và tài năng, thường cóthế giới nội tâm phong phú. Sáng tạo thi ca ...

Tài liệu được xem nhiều: