Bún cá Hà Tiên
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 148.04 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Về Hà Tiên, sau khi viếng thăm những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người, du khách có thể tìm hiểu những món ẩm thực đặc trưng của vùng đất nầy. Do đặc điểm địa lý, sinh thái vừa có bờ biển dài, vừa có đồng bằng rộng lớn sâu trong nội địa. Ngoài các món ẩm thực biển đặc sắc, Hà Tiên còn có những món ẩm thực cá đồng độc đáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bún cá Hà Tiên Bún cá Hà Tiên Về Hà Tiên, sau khi viếng thăm những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người, du khách có thể tìm hiểu những món ẩm thực đặc trưng của vùng đất nầy. Do đặc điểm địa lý, sinh thái vừa có bờ biển dài, vừa có đồng bằng rộng lớn sâu trong nội địa. Ngoài các món ẩm thực biển đặc sắc, Hà Tiên còn có những món ẩm thực cá đồng độc đáo. Bún cá Hà Tiên là một món ngon dễ làm, nhưng có những đặc trưng khác với nhiều nơi. Dù là món ăn dân dã nhưng kỹ thuật chế biến khá công phu. Mua cá lóc còn tươi sống, chọn con nặng cỡ dưới một ký trở lại. Làm cá, chặt vây, cạo vẩy, rửa sạch, cắt làm hai khúc, đầu và đuôi. Đầu cá được cắt rời với nguyên bộ lòng. Rạch bao tử, lấy thức ăn ra, chà muối, rửa sạch. Bộ ruột cá là phần ngon nhất nên cố tránh không để vỡ mật, dập gan thì bộ ruột mất ngon. Tô bún cá Hà tiên. Ảnh: Mai Lý Cá được đem hấp bằng xửng để nước ngọt trong cá chảy xuống nồi nước lèo bên dưới. Khi thấy cá chín nhăn da thì ta vớt ra, gợt bỏ da, bẻ cá ra từng miếng bằng ngón tay, xếp gọn ra đĩa để riêng. Tiếp theo, thợ nấu sử dụng loại tép to bằng ngón tay, còn tươi (sú hoặc tôm sắt) đem rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp gia vị… trụng chín cho tép săn lại múc ra tô để nguội. Người ta cho tôm khô vào bọc vải sạch nấu sôi với nước lèo để tăng vị thơm ngọt. Nước lèo phải trong, ngọt nước và có hương vị mặn mà. Khi sa mưa xuống, cá lóc đồng thường có trứng, người ta cà nhẹ cho trứng tơi ra, cho vào nồi nước lèo, trứng nổi lên từng hạt nhỏ kết váng vàng tươi trông rất hấp dẫn! Cũng có thể để nguyên cặp trứng vàng óng, thơm lừng khiến ta bắt thèm ăn! Rau nhút tươi xanh cắt khúc sắp dưới đáy tô. Cho một vốc bún sợi nhỏ vào tô, chế nước lèo thật nóng vào bún, chắt ráo nước, sau đó cho cá và tép lên trên, đổ nước lèo nóng ngập tô. Ngắt vài cọng rau răm rải lên mặt với vài lát ớt đỏ. Nêm bún bằng nước mắm ngon nguyên chất Phú Quốc thì mới đúng điệu, làm tăng hương vị món bún cá. Sau cùng, có thể vắt chanh tùy thích. Đặc biệt, bún cá Hà Tiên không sử dụng hành lá, giá sống và rau thơm các loại mà chỉ dùng rau răm. Ở Hà Tiên, bún cá thường được bán sáng sớm hoặc chiều tối ở trước các nhà lồng chợ hoặc các vỉa hè nơi đông dân cư. Những tô bún thơm ngon, bốc khói nghi ngút là món điểm tâm mà du khách và người dân địa phương rất ưa thích. Bạn có thể lai rai bún cá với ít rượu đế và hóng gió biển để cảm nhận sự thú vị và hưng phấn tuyệt vời trong một buổi chiều nơi cuối đất phương nam! (Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bún cá Hà Tiên Bún cá Hà Tiên Về Hà Tiên, sau khi viếng thăm những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người, du khách có thể tìm hiểu những món ẩm thực đặc trưng của vùng đất nầy. Do đặc điểm địa lý, sinh thái vừa có bờ biển dài, vừa có đồng bằng rộng lớn sâu trong nội địa. Ngoài các món ẩm thực biển đặc sắc, Hà Tiên còn có những món ẩm thực cá đồng độc đáo. Bún cá Hà Tiên là một món ngon dễ làm, nhưng có những đặc trưng khác với nhiều nơi. Dù là món ăn dân dã nhưng kỹ thuật chế biến khá công phu. Mua cá lóc còn tươi sống, chọn con nặng cỡ dưới một ký trở lại. Làm cá, chặt vây, cạo vẩy, rửa sạch, cắt làm hai khúc, đầu và đuôi. Đầu cá được cắt rời với nguyên bộ lòng. Rạch bao tử, lấy thức ăn ra, chà muối, rửa sạch. Bộ ruột cá là phần ngon nhất nên cố tránh không để vỡ mật, dập gan thì bộ ruột mất ngon. Tô bún cá Hà tiên. Ảnh: Mai Lý Cá được đem hấp bằng xửng để nước ngọt trong cá chảy xuống nồi nước lèo bên dưới. Khi thấy cá chín nhăn da thì ta vớt ra, gợt bỏ da, bẻ cá ra từng miếng bằng ngón tay, xếp gọn ra đĩa để riêng. Tiếp theo, thợ nấu sử dụng loại tép to bằng ngón tay, còn tươi (sú hoặc tôm sắt) đem rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp gia vị… trụng chín cho tép săn lại múc ra tô để nguội. Người ta cho tôm khô vào bọc vải sạch nấu sôi với nước lèo để tăng vị thơm ngọt. Nước lèo phải trong, ngọt nước và có hương vị mặn mà. Khi sa mưa xuống, cá lóc đồng thường có trứng, người ta cà nhẹ cho trứng tơi ra, cho vào nồi nước lèo, trứng nổi lên từng hạt nhỏ kết váng vàng tươi trông rất hấp dẫn! Cũng có thể để nguyên cặp trứng vàng óng, thơm lừng khiến ta bắt thèm ăn! Rau nhút tươi xanh cắt khúc sắp dưới đáy tô. Cho một vốc bún sợi nhỏ vào tô, chế nước lèo thật nóng vào bún, chắt ráo nước, sau đó cho cá và tép lên trên, đổ nước lèo nóng ngập tô. Ngắt vài cọng rau răm rải lên mặt với vài lát ớt đỏ. Nêm bún bằng nước mắm ngon nguyên chất Phú Quốc thì mới đúng điệu, làm tăng hương vị món bún cá. Sau cùng, có thể vắt chanh tùy thích. Đặc biệt, bún cá Hà Tiên không sử dụng hành lá, giá sống và rau thơm các loại mà chỉ dùng rau răm. Ở Hà Tiên, bún cá thường được bán sáng sớm hoặc chiều tối ở trước các nhà lồng chợ hoặc các vỉa hè nơi đông dân cư. Những tô bún thơm ngon, bốc khói nghi ngút là món điểm tâm mà du khách và người dân địa phương rất ưa thích. Bạn có thể lai rai bún cá với ít rượu đế và hóng gió biển để cảm nhận sự thú vị và hưng phấn tuyệt vời trong một buổi chiều nơi cuối đất phương nam! (Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ẩm thực Xu hướng ẩm thực bữa ăn của người Việt ẩm thực Việt Nam khuynh hướng ẩm thựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 246 5 0 -
69 trang 228 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 193 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 179 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 146 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 141 6 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 92 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
201 trang 87 1 0