Bài viết đã xác định lịch sử dịch thuật và nghiên cứu của Thương Sơn thi tập để xác định những hướng nghiên cứu tiếp theo đối với thi tập và tác giả Miên Thẩm. Miên Thẩm thực là một tác giả lớn của triều Nguyễn và của nền văn học Việt Nam thời trung đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu khảo cứu văn bản Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 42-48
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0082
BƯỚC ĐẦU KHẢO CỨU VĂN BẢN THƯƠNG SƠN THI TẬP CỦA MIÊN THẨM
Nguyễn Thị Thanh Chung, Trương Thanh Chúc và Nguyễn Vân Anh
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, một thi tập lớn với hơn hai nghìn bài thơ,
cần được nghiên cứu về văn bản. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, văn bản Thương
Sơn thi tập còn một bản khắc in và một bản viết tay lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán
Nôm. Bản viết tay mang kí hiệu VHv.34/1-4. Bản khắc được in dưới 7 đầu sách mang các
kí hiệu A.1496/1-2; VHb.183/1-7; VHb.4/1-6; VHb.186/1-5; VHb.185/1-12; VHb.226 và
VHb.3/1-b. Tình hình chung của các văn bản tốt, những hạn chế về hình thức không nhiều.
Bản khắc in có ưu điểm về hình thức trình bày văn bản, về văn tự cũng như tính nguyên
toàn so với bản viết tay. Trong đó, bản VHb.183/1-7 được xác định là thiện bản. Việc xác
đinh thiện bản được thực hiện trên cơ sở khảo cứu chi tiết về số bài thơ, các vấn đề văn tự
của Bạch bí – một trong 8 tập thơ thuộc Thương Sơn thi tập. Bài viết đã xác định lịch sử
dịch thuật và nghiên cứu của Thương Sơn thi tập để xác định những hướng nghiên cứu tiếp
theo đối với thi tập và tác giả Miên Thẩm. Miên Thẩm thực là một tác giả lớn của triều
Nguyễn và của nền văn học Việt Nam thời trung đại.
Từ khóa: Miên Thẩm, Thương Sơn thi tập, khảo sát văn bản.
1.
Mở đầu
(1819 - 1870), tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Miên Thẩm
,
Nguyễn Miên Thẩm
tự Trọng Uyên
và Thận Minh
, hiệu Thương Sơn
, biệt hiệu Bạch Hào Tử
.
Ông là hoàng tử thứ 10 của vua Minh Mạng nên tục gọi là Ông Hoàng Mười, được ban tước Tùng
. Miên Thẩm giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học trung đại Việt
Thiện Vương
Nam nói chung và văn học triều Nguyễn nói riêng, đặc biệt trong tầng lớp trí thức hoàng tộc với
số lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là hơn 2300 bài thơ. Hầu hết sáng tác thơ của Miên
Thẩm được tập trung trong Thương Sơn thi tập. Tập thơ này phản ánh con đường sáng tác bền bỉ
của Miên Thẩm từ lúc bắt đầu làm thơ đến khi qua đời. Thương Sơn thi tập bước đầu được giới
thiệu và nghiên cứu ở nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật nhưng vấn đề văn bản của tập thơ
lại chưa được quan tâm xứng đáng. Chúng tôi khảo sát văn bản Thương Sơn thi tập và nhận định
về việc nghiên cứu và dịch thuật với thi tập hơn hai ngàn bài thơ này.
Ngày nhận bài: 1/6/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016
Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Chung, e-mail: thanhchungdhsp@gmail.com
42
Bước đầu khảo cứu văn bản Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm
2.
2.1.
Nội dung nghiên cứu
Bố cục văn bản Thương sơn thi tập
gồm có 8 tập, 54 quyển, 2389 bài thơ (theo thống kê của
Thương Sơn thi tập
Ngô Thời Đôn [3]). Hai quyển đầu là một số thơ văn của Tự Đức viết về Miên Thẩm và tập thơ,
các bài tựa của sứ thần nhà Thanh; thơ đề từ, phẩm bình của các danh sĩ Trung Quốc; tác giả tự
đề tựa; Miên Trinh đề tựa và mục lục cuốn sách. Những quyển sau là thơ của Miên Thẩm được
phân chia cụ thể: Tập 1: Nhĩ hinh
(Thương Sơn thi tập quyển 3-4). Tập 2: Bắc hành
(Thương Sơn thi tập quyển 4-6). Tập 3: Ngộ ngôn
(Thương Sơn thi tập quyển 6-20). Tập 4:
(Thương Sơn thi tập quyển 21-23). Tập 5: Mô trường
(Thương Sơn thi tập
Hà thượng
quyển 24-30). Tập 6: Bạch bí
(Thương Sơn thi tập quyển 31-38), phần Minh Mệnh cung từ
(Thương Sơn thi tập quyển 39-40). Tập 7: Bạch bí tục tập
(Thương Sơn thi tập
quyển 41-47). Tập 8: Mãi điền
(Thương Sơn thi tập quyển 48-54).
Thương Sơn thi tập là tập thơ đại diện tiêu biểu nhất cho sự nghiệp sáng tác của Miên Thẩm
gồm 54 quyển với 8 tập được chia theo thời gian. Nhĩ hinh là tập thơ đầu tay cho nên trình độ sáng
tác của tác giả lúc này vẫn còn chưa cao, chủ yếu học tập nhiều ở thơ Đường Tống. Trong Bắc
hành và Ngộ ngôn, tác giả đã trải nghiệm nhiều hơn, kinh nghiệm sáng tác phong phú hơn nên đề
tài được mở rộng, cấu tứ không còn đơn giản, vụn vặt như trước. Khi viết Hà thượng, Mô trường,
đời sống của Miên Thẩm đã sang chặng đường mới, có nhiều biến động. Thay vì cuộc sống yên ả
trước kia, ông dần phải chứng kiến nhiều đổi thay của gia đình và dường như dự cảm được sự đi
xuống của triều đại. Nhà thơ tỏ ra quan tâm với lớp người dưới của xã hội, cho nên nội dung thơ
tại đây đã nhắc tới những vấn đề lớn đương thời, mang ý nghĩa sâu sắc. Bạch bí và Bạch bí tục tập
là sản phẩm của thời đại tao loạn, cũng là lúc nhà thơ đã luyện bút thành tài, trong thơ có đầy đủ
các nhân tố hiện thực và nhân đạo, ý thơ sâu sắc, lời thơ mượt mà, việc sáng tác để làm vui gần
như không còn. Cuối cùng, khi viết Mãi điền, Miên Thẩm đã ở tuổi ngoài ngũ tuần, dày dặn về
kinh nghiệm sống, mọi biến cố đều kinh qua, nên thơ ông lúc này trầm buồn và lắng đọng, mỗi bài
thơ đều là lời tâm sự nghẹn ngào về cuộc đời. Thương Sơn thi tập thể hiện tài năng thi ca của Miên
Thẩm, đem dến một cái nhìn toàn diện h ...