Danh mục

Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của auxin và cytokinin lên sự sinh trưởng của vi tảo thalassiosira sp. trong môi trường nước biển nhân tạo

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.07 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này khảo sát hình thái tế bào, đường cong tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng Thalassiosira sp. trong môi trường nước biển nhân tạo (NBNT). Khảo sát ảnh hưởng của IAA (indol-3-acetic-acid) và BA (benzyl adenin) lên sự sinh trưởng Thalassiosira sp. trong môi trường NBNT thông qua các chỉ số trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của auxin và cytokinin lên sự sinh trưởng của vi tảo thalassiosira sp. trong môi trường nước biển nhân tạo Năm học 2009 – 2010BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN VÀ CYTOKININ LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA VI TẢO THALASSIOSIRA SP. TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN NHÂN TẠO Võ Thị Ngọc Thành (SV năm 3, Khoa Sinh học) GVHD: TS. Lê Thị Trung, CN. Huỳnh Thị Ngọc Như1. Mở đầu Trong tự nhiên, vi tảo được xem là “đồng cỏ” của biển, là mắt xích rất quantrọng trong chuỗi thức ăn của sinh vật biển, là khâu đầu tiên trong chu trình vậtchất của biển [1]. Về ứng dụng, chúng là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho người,động vật, đặc biệt là ngành nuôi trồng thuỷ sản; là nguồn phân bón sinh học;nguồn năng lượng sạch… [4]. Trong vi tảo, tảo Silic chiếm 60-70% về số loài và sinh vật lượng. Do đó,tảo Silic giữ vai trò trọng yếu. Trên thế giới, việc nghiên cứu vi tảo đã tiến hành từ rất lâu và đã khảo cứusâu, rộng nhiều vấn đề. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu sinh lý học vi tảocòn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, vai trò của các chất điều hoà sinh trưởng thựcvật cũng được nghiên cứu nhiều ở thực vật bậc cao nhưng với đối tượng thực vậtbậc thấp nói chung và tảo Silic nói riêng, vai trò của chúng vẫn chưa được hiểurõ. Và đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài “Bước đầu khảo sát ảnhhưởng của auxin và cytokinin lên sự sinh trưởng của Thalassiosira sp. trong môitrường nước biển nhân tạo”.2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát hình thái tế bào, đường cong tăng trưởng và tốc độ tăng trưởngThalassiosira sp. trong môi trường nước biển nhân tạo (NBNT). Khảo sát ảnh hưởng của IAA (indol-3-acetic-acid) và BA (benzyl adenin)lên sự sinh trưởng Thalassiosira sp. trong môi trường NBNT thông qua các chỉsố trên.3. Vật liệu - phương pháp nghiên cứu 3.1. Vật liệu Mẫu vi tảo Thalassiosira sp. được thạc sĩ Nguyễn Tấn Đại thu tại vùng biểnCần Giờ - TPHCM, phân lập và giữ mẫu tại phòng thí nghiệm sinh lý thực vậttrường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 227Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 3.2. Phương pháp Môi trường nuôi cấy Môi trường nước biển nhân tạo, độ mặn 3%, pH 8,2 (Harrison, 1980). Lấy mẫu và cấy chuyền Mẫu được lấy và cấy chuyền nhằm mục đích giữ giống và bố trí thí nghiệmmới. Sau khi cấy chuyền mẫu tảo được nuôi và theo dõi theo phương pháp bánliên tục, mỗi ngày sẽ lấy một lượng mẫu nhất định và bổ sung lại lượng môitrường tương đương. Thời gian lấy mẫu nằm trong khoảng sai số nửa giờ [9]. Trong các thí nghiệm, mẫu đều được cấy chuyền sang bình tam giác 250mlvới thể tích dịch nuôi cố định là 125ml. Mật độ xuất phát là 5.103 tế bào/ml đượccấy chuyền vào ngày thứ tư. Điều kiện nuôi: cường độ ánh sáng 3000 ± 500lux, nhiệt độ 25 oC ± 2oC,chu kỳ sáng tối 12:12. Đếm tế bào và xác định mật độ tế bào Mật độ tế bào của dịch nuôi được xác định thông qua số tế bào đếm đượcbằng phòng đếm hồng cầu, đếm ít nhất ba ô trong mỗi ngăn buồng đếm và hailần đưa mẫu lên buồng đếm [6]. Quan sát hình thái Mẫu được lấy với thể tích 10 µl, quan sát trên kính hiển vi quang học X40. Xác định đường cong tăng trưởng Đường cong tăng trưởng của mẫu được xác định dựa trên mật độ tế bàohàng ngày. Tính tốc độ tăng trưởng Mật độ tế bào tại hai thời điểm khác nhau trong quá trình tăng trưởng củamẫu được dùng để tính tốc độ tăng trưởng trong khoảng thời gian đó [9]. Khảo sát ảnh hưởng của IAA và BA riêng rẽ Theo dõi sự tăng trưởng của vi tảo trong các môi trường NBNT có bổ sungIAA và BA riêng rẽ với các nồng độ khác nhau 10-10 g/ml, 10-9 g/ml, 10-8 g/ml vàso với chuẩn. Trong tất cả các nghiệm thức, mẫu tảo Thalassiosira sp. được nuôi trongcác môi trường trên với cùng một mật độ xuất phát và cùng một thời điểm cấychuyền. Mỗi ngày lấy 2ml mẫu và bổ sung lại một lượng môi trường tươngđương, mẫu được cố định bằng lugol để đếm số lượng tế bào.228 Năm học 2009 – 2010 Mỗi nghiệm thức lặp lại hai lần, thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 11/2009 đến tháng 1/2010, tại phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật, trường Đại học Sưphạm Thành phố Hồ Chí Minh. Các bảng và biểu đồ được vẽ trong phần mềm Microsolf Excel 2003. Các số liệu thực nghiệm được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 11.5.4. Kết quả 4.1. Khảo sát sự sinh trưởng của Thalassiosira sp. trong môi trườngNBNT Hình thái tế bào Từ ngày thứ hai, tế bào bắt đầu kết chuỗi nhưng đến ngày thứ tư chuỗi mớidài, tế bào to và thể sắc tố chiếm tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: