Danh mục

Bước đầu khảo sát và đánh giá di sản hán nôm của nguyễn nghiễm nhà hoạt động ngữ văn học tiêu biểu thế kỉ XVIII

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.06 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khảo sát tổng quát và đánh giá về di sản ngữ văn Hán Nôm của Nguyễn Nghiễm – thân sinh đại thi hào Nguyễn Du. Trên cơ sở đó, đặt vấn đề cần sưu tầm, phân loại, dịch thuật, khảo luận, công bố hệ thống di văn quý giá này... nhằm tiến tới đánh giá xác đáng về danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền này
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu khảo sát và đánh giá di sản hán nôm của nguyễn nghiễm nhà hoạt động ngữ văn học tiêu biểu thế kỉ XVIII JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 17-21 BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DI SẢN HÁN NÔM CỦA NGUYỄN NGHIỄM - NHÀ HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN HỌC TIÊU BIỂU THẾ KỈ XVIII Hà Minh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: haminhsphn@gmail.com Tóm tắt. Bài viết khảo sát tổng quát và đánh giá về di sản ngữ văn Hán Nôm của Nguyễn Nghiễm – thân sinh đại thi hào Nguyễn Du. Trên cơ sở đó, đặt vấn đề cần sưu tầm, phân loại, dịch thuật, khảo luận, công bố hệ thống di văn quý giá này. . . nhằm tiến tới đánh giá xác đáng về danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền này. Từ khóa: Nguyễn Nghiễm, di sản, Hán Nôm, đánh giá, sưu tầm, phân loại, dịch thuật, khảo luận, công bố, hệ thống di văn, danh nhân.1. Mở đầu Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776), trong thể hệ danh nhân Hà Tĩnh – TiênĐiền thời Trung đại, nổi lên là một gương mặt nổi bật. Sự nổi tiếng của Nguyễn Nghiễmhẳn không phải chỉ vì ông đã có công sinh thành nên Đại thi hào Nguyễn Du. Mà, vị trícủa ông trong lịch sử được khẳng định bằng chính những nỗ lực, những thành tựu trênkhắp các mặt hoạt động chính trị - văn hoá – khoa học – quân sự... của dân tộc ở thế kỉXVIII. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Nghiễm, trên đại thể, đã được nhiều tài liệu,nhiều bài nghiên cứu lược thuật, mô tả và đánh giá khái quát. Tuy còn có nhiều thông tinchưa thống nhất, chưa cụ thể và xác thực, nhưng ông đã được khẳng định vị trí với tư cáchcủa một danh nhân đa tài. Đó là tư cách của một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhàkhoa học, một nhà giáo dục, một nhà thơ... Bài viết này của chúng tôi muốn tổng hợp –nêu vấn đề và đề xuất nghiên cứu sự nghiệp Nguyễn Nghiễm ở một phương diện khái quáthơn, cũng là phương diện mà từ đó, tên tuổi của ông sẽ còn mãi lưu danh: Tư cách mộtnhà hoạt động ngữ văn học Nguyễn Nghiễm [1].2. Nội dung nghiên cứu2.1. Hoạt động ngữ văn học và di sản Hán Nôm Nguyễn Nghiễm Hoạt động ngữ văn học cổ điển hay văn hiến học, trong phạm vi bao quát của vănhoá học lịch sử, hiểu theo nghĩa rộng nhất, sẽ bao gồm các hoạt động và thành tựu trên các 17 Hà Văn Minhlĩnh vực trước thuật, biên định, tổ chức, khảo luận, đánh giá, truyền bá... di sản văn hiếncủa dân tộc và nhân loại. Nếu như bộ môn văn hiến học hiện nay chỉ chủ yếu nghiên cứucác vấn đề văn bản học của di sản văn hoá thành văn, thì khoa ngữ văn học cổ điển thâutóm vào trong nó mọi lĩnh vực hoạt động liên quan đến tạo tác, lưu truyền, ảnh hưởng. . .của di sản văn hoá thành văn ấy. Từ góc nhìn này, có thể thể thấy, những đóng góp củaNguyễn Nghiễm cho nền văn hoá – văn hiến dân tộc là không nhỏ. Có thể tạm hình dungdiện hoạt động ngữ văn học của Nguyễn Nghiễm ở một số mảng chính yếu như sau: 2.1. Trước hết, ông là một nhà khoa bảng, một nhà Nho học. Mười sáu tuổi đi thiHương đậu cử nhân, hai mươi tuổi thi Hội đậu hoàng giáp, từ rất trẻ đã thuộc vào hàngngũ của những đại trí thức đương thời. Danh của ông hiện được ghi tại Bài kí bia tiến sĩkhoa Tân hợi (Vĩnh Khánh năm thứ 3, 1731) tại Quốc Tử Giám. Con đường hoạn lộ củaNguyễn Nghiễm từ đó gắn liền với các chức vị (phần lớn và chủ yếu là) văn quan: Tổngtài Quốc sử quán, kiêm Tế tửu Quốc tử giám, Hữu tham tri Bộ lễ, Đô ngự sử, Tham tụng...Trải nhiều chức vị, ở mỗi chức vị đều gắn với những chủ trương, hoạt động, quyết sách vềphương diện văn hoá – giáo dục – khoa cử, Nguyễn Nghiễm đã đóng góp xây dựng họcphong đương thời. 2.2. Ở phương diện giáo dục và khoa cử chữ Hán, với cương vị đặc trách đứng đầuQuốc Tử Giám, ông cũng đã nỗ lực hoạt động để cống hiến, chấn hưng, duy trì nền Hánhọc của dân tộc, góp phần đào tạo nhiều thế hệ hiền tài cho lịch sử. Hiền tài là nguyênkhí quốc gia, là biểu trưng tinh thần tự chủ, tự cường về văn hoá dân tộc. Thành tựu cảvề giáo dục và về mặt trước thuật của ông, có thể nói, gắn liền với những năm tháng làmviệc tại trung tâm học thuật lớn nhất cả nước này. Chúng tôi cho rằng, nghiên cứu vềNguyễn Nghiễm, về tư cách nhà giáo dục Nguyễn Nghiễm, cần khảo cứu để dựng lại toànbộ những hoạt động của ông thời gian ông được đặc trách trông coi công việc ở Quốc TửGiám. Đây dường như còn là vấn đề chưa được chú tâm nghiên cứu. 2.3. Ở mảng trước tác, luận thuật, biên khảo: Theo khảo cứu chưa đầy đủ, đến naycó thể tạm phân thành mấy mảng chính. Chúng tôi xin điểm lại các thành tựu, đồng thờiở những điểm cần thiết sẽ nêu vắn tắt hiện trạng tư liệu như sau: Với tư cách một nhà sử học và địa lí học, Nguyễn Nghiễm được liệt vào một trongsố các nhà sử học danh tiếng nh ...

Tài liệu được xem nhiều: