Xuân Hải là một rẻo đất của sự cố gắng choài ra thêm ít, từ đoạn cuối những nhánh núi của dãy Trường sơn chạy dài xuống cực nam Trung bộ. Muốn vươn thêm nữa để ngữa mặt cùng sóng gió biển Đông. Qua khỏi địa phận thành phố Qui Nhơn- trên đỉnh đèo Qui Nhơn Sông Cầu là thấy ngay Xuân Hải. Nó đẹp lắm, đẹp đến nao lòng. Tôi nhận ra điều này vào một buổi chiều cuối tháng giêng khi nắng chạy dài theo bước đi, đọng lại muộn màng trên những đồi cát trắng nhấp nhô....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước Vào Ký Ức Bước Vào Ký ỨcXuân Hải là một rẻo đất của sự cố gắng choài ra thêm ít, từ đoạn cuối những nhánh núicủa dãy Trường sơn chạy dài xuống cực nam Trung bộ. Muốn vươn thêm nữa để ngữamặt cùng sóng gió biển Đông. Qua khỏi địa phận thành phố Qui Nhơn- trên đỉnh đèo QuiNhơn Sông Cầu là thấy ngay Xuân Hải.Nó đẹp lắm, đẹp đến nao lòng. Tôi nhận ra điều này vào một buổi chiều cuối tháng giêngkhi nắng chạy dài theo bước đi, đọng lại muộn màng trên những đồi cát trắng nhấp nhô.Con đường mới mở, ngổn ngang những đất và đá, duỗi dài theo rẻo đất đến gần Quốc lộ1 và ngăn cách bởi giòng sông. Chiều tháng giêng nắng vàng tươi. Ở đây nắng chiều đinhanh quá! Công nhân vừa rời khỏi công trường nắng đã trườn xa tít tắp trên những đụncát. Bóng nắng nhạt nhoà không sáng nỗi những bờ bụi, những rặng dương liễu lúp xúp,cằn cỏi cao chưa quá đầu người. Tôi lững thững đi như vậy. Cái xách nhỏ trên vai chứahai bộ đồ và chuyến hành trình ba trăm cây số từ Quảng Nam .Tôi được công trình sắp xếp ăn ở tại nhà anh Lê. Có thể nói nhà anh đẹp và hiện đại nhấtnhì Xuân Hải. Nhà nằm biệt lập trên một đồi cát, xây theo kiểu biệt thự, công trình tốngần nửa tỉ bạc sau ba vụ trúng tôm sú. Anh trước đây làm ở phòng thủy sản huyện SôngCầu, nghỉ hồi thời kỳ còn bao cấp. Về đây mua đất lập nghiệp. Với con mắt nhà nghề,anh chọn vùng này có thể phát triển tôm sú và đầu tư đào, đắp đìa. Lúc mới đến, vùngnày còn hoang sơ, nghèo và lạc hậu. Cư dân trong vùng sống bằng nghề sông biển - sôngthì mò tôm bắt ốc, biển bơi thúng chai quanh quẫn bờ. Sống lây lất dưới những mái nhàsơ sài, tạm bợ. Anh đến mang cho họ một làn sinh khí mới. Từ nếp nghĩ, cách làm ăn vàmay mắn với vài vụ tôm được mùa, đìa nhỏ dần rộng ra, một đìa nở thành hai, nhà cửacũng dần kiên cố.Được được nghỉ hai ngày để...đi lang thang! Tôi trèo lên một đồi cát, một núi cát trải dàisong song cùng con đường. Trèo lên đồi cát quả thật không dễ, phải mượn từng cành cây,bụi cỏ, và hơn mươi phút trèo lên tụt xuống mới tới được đỉnh. Trước mặt, một màu xanhngút mắt của biển. Gío khơi lồng lộng, những con sóng xếp tầng, bạc đầu đuổi nhau lấplánh dưới nắng mai. Xuôi theo triền đồi chạy dài ra bờ sóng, điểm tô với cát trắng lànhững vạc xanh của cỏ, bụi cây dại, xương rồng và dương liễu - không đủ cao, không đủlớn, chỉ mấp mô, nhấp nhô hiền lành đến hoang sơ. Đằng sau lưng tôi là xóm làng thưathớt chạy dọc tuyến đường. Những ngôi nhà mới xây nằm ẩn bên rặng dừa cũ kỹ, xô lệchbởi nắng gió biển khơi. Trước mặt, cạnh gốc dương già cỗi, sần sùi là một túp lều, haygần như một túp lều. Có lẽ dùng cho ai đó tránh nắng, được lợp bằng những tàu lá dừa.Tôi khom người chui vào, nằm duỗi dài trên nền cát mịn, trắng tinh. Tôi đảo mắt nhìnquanh, quả thật chổ này làm không hẳn chỉ làm cho ai đó tránh nắng. Góc lều có một cáibàn! Được ghép bằng hai mảnh ván vào cháng ba của thân cây dương, tôi hiếu kỳ nhổmdậy: “Ái chà! Lại có cả bảng viết nữa”. Lòng tôi bổng dưng xúc động, một sự trào dângkhông tên cứ xâm chiếm hồn tôi. Giữa bộn bề gió cát, cô quạnh cùng tiếng rì rào củasóng biển, giữa khoảng mênh mông, sâu rộng ấy lại có sự bình yên đến lạ lùng! Tôi đưatay sờ lên mặt bảng – gọi là bảng bởi còn những nét chữ mờ của phấn viết lưu lại, và phảithật dễ tính mới có thể gọi là bảng. Bởi nó được ghép bằng những mảnh nhỏ tấm nhựadùng đóng trần nhà, và được đóng thẳng luôn vào mặt bàn. Dấu vết để lại là những nétchữ nghệch ngoạc, trong sự chồng chéo, thô vụng – chắc là của bàn tay bé thơ suốt ngàyngụp lặn cùng sò, ốc có cả nét tròn trịa, hiền lành: “Chị bận. Chúa nhật đến học nghe”.Tôi bổng như trở thành một chàng thi sĩ lãng du, ngồi mơ mộng giữa trời đất mênh mông.Tiếng phi lao cùng sóng biển rì rào đệm cho những câu ghép vần ê a của các em nơi này.Ngồi nghĩ ngợi mông lung chán chê, tôi nhảy “ùm” vào biển xanh.Công việc mà tôi nhận làm là quản lý vật tư cho bộ phận xây mương, cống thoát nước,mái Taluy. Suốt ngày làm bạn với sắt, thép, ciment, cát, sạn, đá...Với cái nắng khủngkhiếp, chói chang của vùng cát trắng, cùng những con người khô quắc queo bởi cuộcsống công trình.Thật lòng, tôi chẳng ưa thích gì công việc này, nó đơn điệu và tẻ nhạt. Nhưng với khốilượng lớn vật tư và hơn một trăm công nhân làm việc, đã khiến tôi bị lôi theo dòng xoáy.Tuyến đường từ chân đèo Quy Nhơn – SôngCầu đến giáp sông, kề QL 1 gần mười km. Ởhai đầu, dân cư từ các nơi đổ về buôn bán sầm uất. Qủa thật, con đường mở ra, lập tức bộmặt nơi đó thay đổi nhanh chóng. Cách đây không lâu, vùng Xuân Hải gần như biệt lậpvới thế giới bên ngoài, dù rằng chỉ cách TP Qui Nhơn bằng chiều dài một con đèo nhỏ.Nhiều cụ già chưa hề biết Quy Nhơn nó ra làm sao, và cũng chưa hề đến thị xã Tuy Hòa!Những đụn cát khổng lồ bị con đường cắt đôi lăm le muốn lấp lại. Gió biển lồng lộng xốccát thổi bay như mù sương. Công nhân đã quen, trưa ngủ trong lều luôn xoay đầu theohướng gió. Cát có mặt khắp nơi, tóc tai, quần áo, cả trong bữa ăn. C ...