Danh mục

Bướu ở ngực, chưa chắc là ung thư (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.29 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không mấy chị em phụ nữ biết rõ về ung thư vú, nhưng nỗi ám ảnh của bệnh này rất lớn. Cứ thấy có gì là lạ trong ngực là sợ ung thư mà lại e thẹn, giữ lấy nỗi lo âu một mình, lắm khi mất ăn mất ngủ, sụt cân vì một dấu hiệu… chẳng hề gì! Biết được các bệnh thông thường của tuyến vú, các chị sẽ trút được nỗi lo sợ và cũng biết được khi nào đáng lo.Sự phát triển và cấu trúc của tuyến vú Các hormon và các yếu tố tăng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bướu ở ngực, chưa chắc là ung thư (Kỳ 1) Bướu ở ngực, chưa chắc là ung thư (Kỳ 1) Không mấy chị em phụ nữ biết rõ về ung thư vú, nhưng nỗi ám ảnhcủa bệnh này rất lớn. Cứ thấy có gì là lạ trong ngực là sợ ung thư mà lại ethẹn, giữ lấy nỗi lo âu một mình, lắm khi mất ăn mất ngủ, sụt cân vì một dấuhiệu… chẳng hề gì! Biết được các bệnh thông thường của tuyến vú, các chị sẽtrút được nỗi lo sợ và cũng biết được khi nào đáng lo. Sự phát triển và cấu trúc của tuyến vú Các hormon và các yếu tố tăng trưởng tác động lên mô đệm và các tế bàobiểu mô để điều hòa sự phát triển, sự trưởng thành và sự biệt hóa của các tế bàotuyến vú. Nói gọn thì chất estrogen điều hòa sự phát triển và sự kéo dài các môống dẫn sữa, chất progesteron giúp đỡ sự phân nhánh các ống dẫn sữa và sự pháttriển tiểu thùy và chất prolactin điều hòa tiết sữa. Ở tuổi dậy thì, chất estradiol vàprogesteron gia tăng để khai mào sự nảy nở của vú. Một cấu trúc hình cây lá hìnhthành, gồm 5 đến 10 ống dẫn gốc phát xuất từ núm vú, có 20 - 40 ống dẫn thứ cấpvà 10 đến 100 ống dẫn nhỏ tận cùng ở các tiểu thùy. Ở phụ nữ trưởng thành, sựthay đổi theo chu kỳ khiến các tế bào tuyến vú gia tăng tốc độ tăng trưởng trongpha luteal. Lúc này vú có thể lớn thêm 15%. Vào tuổi mãn kinh, số lượng của cáctiểu thùy giảm đi. Sự thay đổi của vú bình thường Vú chịu sự thay đổi trong khoảng giữa dậy thì và tuổi mãn kinh. Sự thayđổi dựa trên tình hình nổi trội của các ống, các thùy, các mô đệm giữa ống hoặcgiữa tiểu thùy đưa đến sự thay đổi mô sợi và sự hình thành các bọc (nang), đượcgọi là bệnh sợi bọc. Từ thay đổi sợi bọc chỉ tình hình các phụ nữ có vú nổi cộm.Ngày nay, người ta không dùng từ bệnh sợi bọc mà dùng từ các thay đổi sợi bọccủa vú, vì có khoảng 50 - 60% phụ nữ có thay đổi sợi bọc mà không có bệnh ở vú.Sự thay đổi sợi bọc không làm tăng nguy cơ ung thư. Ở phụ nữ giữa tuổi dậy thì và tuổi giữa 30, các tiểu thùy mô đệm trong vúđáp ứng với sự kích hoạt nội tiết quá lố đưa đến sự hình thành một hoặc nhiềubướu sợi tuyến. Ở khoảng tuổi 30 - 50, mức độ “lộm cộm” của vú tăng thêm. Theotừ chuyên môn mô học, đây là biểu hiện của sự gia tăng tuyến, nghĩa là tăng thêmcủa thành phần thùy bình thường. Mô đệm cũng bị phì đại, đưa đến tình trạngtrong vú có nhiều hạt sờ được một cách mập mờ (hay là cảm giác lộm cộm)thường gặp ở vùng đuôi vú. Từ 45 tuổi đến mãn kinh, mô tuyến vú còn phì đạinhiều hơn kết hợp với sự gia tăng mô đệm. Ở thời kỳ mãn kinh các nang vúthường xảy ra ở phụ nữ dùng liệu pháp hormon thay thế. Các bướu lành của vú Dưới 30 tuổi rất hiếm người bị ung thư vú, còn dưới 25 tuổi hầu như khôngcó. Bướu sợi tuyến Thiếu nữ ở tuổi đôi mươi rờ thấy trong ngực có một vài cục tròn, láng, cỡhột đậu phộng, hột nhãn, hột mít, đụng tới thì chạy chỗ khác, đó là loại bướu lành,thường gặp nhất ở các thiếu nữ mà y học gọi là bướu sợi tuyến. Chẳng có gì đánglo ngại, ngay cả khi thấy “nó” hơi đau hoặc hơi lớn lên khi tới kỳ kinh. Không ítthiếu nữ thấy có đôi ba cục lớn nhỏ khác nhau ở một vú, cũng có khi ở cả hai vú.Bác sĩ chuyên khoa chỉ cần chích thuốc tê, mổ lấy trọn bướu, cố gắng giữ cho sẹomổ nhỏ. Khi mổ rồi bác sĩ cho biết là bướu lành, nếu vài tháng hoặc vài năm saucó một cục khác mọc ở chỗ khác trong vú hoặc vú kia thì đừng tưởng là “ung thưtái phát”, phần lớn là bướu sợi tuyến lành. Cũng nên nhắc là phải biết khám ngựccho đúng cách: nhiều thiếu nữ bóp tuyến vú giữa hai ngón tay nên cứ ngỡ là mìnhbị bướu, thật ra ở tuổi này tuyến sữa rất phát triển khiến cho cảm giác có cục u,nhất là lúc sắp có kinh, ngực căng lên thấy có nhiều cục lộm cộm. Đây chẳng phảilà bệnh, cũng không phải là một tổn thương, chẳng qua là một cái gì đó chưa hoànchỉnh phì đại khu trú tại chỗ nào đó của tuyến vú. Bướu sợi tuyến là cái gì đó gầngần với tình trạng bình thường. Có người gọi là bướu sợi hay u xơ. Bướu sợi tuyếnvẫn gặp ở phụ nữ đến tuổi 40. Bướu sợi tuyến khổng lồ Ở tuổi mười tám đôi mươi, có khi một bên vú to hẳn lên rất mau trong vàitháng, tự sờ thấy có một cục lớn bằng trái cam. Đó vẫn là bướu lành, gọi là bướusợi tuyến khổng lồ. Chỉ cần mổ lấy trọn bướu là hết bệnh, vẫn giữ nguyên vú. Bướu diệp thể Một loại bệnh nữa thấy ở tuổi từ 15 đến khoảng 30 tuổi, cũng có một “hộtmít” hoặc “trứng cút” giống như bướu sợi tuyến, để lâu một hai năm chẳng sao,nhưng rồi thì chừng sáu tháng mà lớn nhanh vùn vụt. Da vú căng mỏng ra, cónhiều lằn xanh vắt qua vắt lại ở da vú, cả vú to như trái cam sành. Thật ra là bướulành, khi gởi “thử thịt” (giải phẫu bệnh) cũng được trả lời không phải ung thư màlà một “bướu diệp thể lành tính”. Nhưng phải “thử thịt” mới chắc vì còn có bướudiệp thể ác (một loại ung thư). Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ mổ lấy trọnkhối bướu mà lại bảo tồn được bầu sữ ...

Tài liệu được xem nhiều: