Danh mục

Bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.51 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lê Hữu Trác xuất thân trong một gia đình quí tộc, giỏi binh thư, võ nghệ. Làm quan dưới thời chúa Trịnh được một thời gian, ông nhận thấy xã hội thối nát, cương thường lỏng lẻo, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất (1746), ông liền viện cớ cáo quan về nuôi mẹ già.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" Bút pháp kí sự của Lê HữuTrác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh Lê Hữu Trác xuất thân trong một gia đình quí tộc, giỏi binh thư, võ nghệ. Làmquan dưới thời chúa Trịnh được một thời gian, ông nhận thấy xã hội thối nát, cươngthường lỏng lẻo, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất (1746), ông liền viện cớ cáoquan về nuôi mẹ già. Từ đó ông chuyên nghiên cứu y học vừa chữa bệnh cứu đời, vừasoạn sách, mở trường dạy học truyền bá y đức, y lí, y thuật. Ngày 12 tháng Giêng năm Cảnh Hưng 43 (1782), Lê Hữu Trác nhận được lệnhchúa triệu về kinh xem mạch, kê đơn chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Sau đó một thờigian thì chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghetrong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long đã thôi thúc ông cầm bút. Năm 1783 ôngviết xong tập Thượng kinh kí sự bằng chữ Hán. Tập kí sự này là một tác phẩm văn họcđích thực, đặc sắc giá, có giá trị sử liệu cao. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”trong sách Ngữ văn 11-Nâng cao, tập 1 (Nxb. Giáo dục, H, 2007) thể hiện được đầy đủnhững nét độc độc đáo trong bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác. Như đã biết kí là tên gọi chung cho một nhóm thể loại có tính giao thoa giữa báochí với văn học. Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sựtrung thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hộilịch sử, những vấn đề nóng bỏng đương đặt ra trong đời sống. Người viết kí miêu tả thựctại theo tinh thần của sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coitrọng việc thuật lại có ngọn ngành, có thời gian, địa điểm, hành động, và không bao giờquên miêu tả khung cảnh, gợi không khí. Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kếthợp với tưởng tượng, cảm thụ, nhận xét, đánh giá. Kí bao gồm nhiều thể văn như bút ký,ký sự, phóng sự, du kí, hồi kí, nhật kí, tuỳ bút... Trong số đókí sự thiên về ghi chép chitiết, tỉ mỉ sự việc câu chuyện có thật. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có nhữngđoạn thể hiện suy tưởng nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cáithú vị của ký là ở những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xahoa quyền quý của chúa Trịnh. Lê Hữu Trác sử dụng người trần thuật ngôi thứ nhất, trựctiếp tiếp cận cung cách sinh hoạt xa hoa của chúa Trịnh. Miêu tả - tỏ lòng kết hợp chặtchẽ với nhau, “miêu tả hiện thực thì quan sát tinh tường, tỏ lòng thì thành thực trunghậu, uyển chuyển, kín đáo”. Ngôn từ đậm chất đời thường và giàu hình ảnh chứ khôngcòn đậm tính ước lệ, tượng trưng và giàu điển tích điển cố nữa. Nhà văn quan sát tỉ mỉ,ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, thuật việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của ngườiđọc. Thủ pháp đối lậpđược sử dụng hiệu quả, góp phần làm nổi bật hai thế giới: thế giớivương giả sang trọng và thế giới quê mùa, giản dị, thế giới của người áo vải trong sángvà thế giới của quan quyền vẩn đục. Biện pháp liệt kê kết hợp với sự phân tích, phẩmbình sắc sảo làm tăng chất trữ tình cho một bức tranh hiện thực toàn vẹn về quang cảnhvà cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. Bút pháp kí sự (du kí, nhật kí, hồi kí...) kết hợp và hoà lẫn với bút pháp châmbiếm văn khoa học xen kẽ văn trữ tình; suy nghĩ biện luận lồng với phản ánh thực tại,thuật sự và miêu tả thế giới hiện thực được bổ sung bằng những diễn biến nội tâm củachủ thể quan sát, cảm quan cá nhân vượt thoát khỏi rào cản người thật việc thật đạt đếnyêu cầu khái quát với một giá trị thẩm mỹ cao... Tất cả điều đó tạo thành những nét đặcsắc trong nghệ thuật viết kí của nhà văn. Tình huống đấu tranh nội tâmđược triển khaihợp lí tôn thêm nhân cách cao đẹp của người thầy thuốc giỏi Lê Hữu Trác. Ban đầu LêHữu Trác nghĩ tới một phương thuốc cầm chừng, vô thưởng vô phạt nhằm tránh đi sựtrói buộc của lợi danh, quyền thế. Ngay trong tâm t ưởng nhà văn đã diễn ra sự giằngco, xung đột giữa sở thích cá nhân và y đức, lương tâm. Cuối cùng lương tâm, phẩmchất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. Con người nhân đức ở Lê Hữu Trácluôn tỉnh táo để có hành động sáng suốt như dám quên đi sở thích cá nhân để làm tròntrách nhiệm cứu người, thẳng thắn trung thực khi nhận xét bệnh trạng của thế tử, lậpluận về phương thuốc chữa bệnh chặt chẽ, thuyết giải về y lí sâu sắc, táo bạo... Mở đầu đoạn trích là một sự kiện cụ thể, chân thực. Tính chất kí trong bút phápcủa Lê Hữu Trác thể hiện rõ ở cách ghi tỉ mỉ sự việc, thời gian. Nhà văn kết hợp biệnpháp kể khách quan với nghệ thuật gợi không khí nhằm làm nổi bật hành động khẩntrương, gấp gáp của nhân vật: “Mồng một tháng 2. Sáng tinh mơ, tôi nghe tiếng gõ cửarất gấp. Tôi chạy ra mở cửa. Thì ra một người đầy tớ quan Chánh đường”... Rõ ràng,Lê Hữu Trác không chỉ chú trọng ghi việc, diễn ý mà còn tái tạo sự sống trong tínhhoàn chỉnh của nó. Ở đây “ trong việc có người”, người gắn chặt với cảnh, với môit ...

Tài liệu được xem nhiều: