Cá Chua mùa nước nổi
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cá Chua mùa nước nổi Cá Chua mùa nước nổi. (AmThuc365.vn) - Người Tây Nguyên chân thật, mộc mạc nên món ăn của họ cũng đơn giản, cách chế biến không cầu kỳ phức tạp. Nguồn thực phẩm nhân tạo không dồi dào như ở vùng đồng bằng chăn nuôi phát triển mà chủ yếu dưa vào tự nhiên nên mỗi khi săn về sau mưa gió khan hiểm thức ăn, bằng đủ mọi cách phơi nắng, sấy khô, treo trên gác bếp. Riêng đối với cá ít khi ướp muối phơi khô như món cá mặn dưới xuôi mà thường là chế biến thành món cá chua như Huế có tôm chua. Cá chua để càng lâu ăn càng thấy ngon nên được coi là đặc sản Tây Nguyên. Muốn có món cá chua không khó. Hình như gia đình nào cũng biết cách làm bởi cá chua đã thành món truyền thống dân tộc tồn tại từ bao đời. Cá chua kén toàn giống cá niệng, trông hơi giống cá trôi nhưng mình dẹt. Vùng sông suối Tây Nguyên nơi nào cũng sẵn. Cá đánh được còn tươi, đánh vẩy bỏ ruột bóc mang rửa sạch rồi cắt thành từng khúc dài chừng 2 - 5cm để hong gió cho ráo nước. Khi cá se khô thì trộn đều với muối và ớt cùng với lá “bép”, thính ngô sau cho vào ống nứa hay ống lỗ ở khô, sạch, nút thật chặt thật kín gác lên dàn bếp hay dưới mái nhà chỉ sau vài ngày là có thể lấy ăn. Cá chua làm nhiều nhưng không phải ăn một lần hết ngay mà là để ăn dần nên càng để lâu ăn càng thơm ngon bởi miếng cá sắt lại nhờ các thứ gia vị đã ngấm sâu vào thịt cá làm cho người ăn thấy ngay vị mặn của muối, vị cay của ớt rừng, vị ngọt đậm đà của lá bép, vị thơm của thính ngô và đặc biệt là vị chua do hỗn hợp các loại nguyên liệu đã được lên men. Người dưới xuôi chưa có mấy ai làm món cá chua mà thường làm các loại mắm nêm mắm cá theo kiểu khác nhưng nếu một lần lên Tây Nguyên, một lần được thưởng thức món cá chua đều cùng ưa thích món ăn đặc sản rừng núi này bởi nó chúa chan hương vị lạ nên người Tây Nguyên thường chỉ đem ra chiêu đãi khách quí tới chơi nhà, không bao giờ làm đại trà đem bán ở các chợ.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ẩm thực Xu hướng ẩm thực bữa ăn của người Việt ẩm thực Việt Nam khuynh hướng ẩm thựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 305 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 253 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 248 5 0 -
69 trang 232 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 189 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 156 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 143 6 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 96 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
201 trang 88 1 0 -
Bài giảng Văn hóa ẩm thực Việt Nam - GV. Nguyễn Thị Cẩm Vân
38 trang 86 0 0 -
Ẩm thực Nam bộ qua trải nghiệm của nhà văn Sơn Nam
3 trang 70 0 0 -
Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hà Nội
19 trang 64 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Nghề: Chế biến món ăn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
50 trang 63 2 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hồ Chí Minh lớp 7
84 trang 61 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 58 0 0 -
Văn hoá ẩm thực dân gian Mường
4 trang 54 0 0 -
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm Văn hóa - Ẩm thực Hải Phòng
18 trang 53 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 1
513 trang 51 1 0 -
Ẩm thực trong văn học dân gian người Việt
11 trang 49 0 0